Trong một bài phát biểu về chính sách kéo dài hai giờ với một nhóm nghị sĩ, bộ trưởng và các biên tập viên cấp cao trong dinh tổng thống, ông Sisi đã nhắc lại quan điểm chính thức rằng những hòn đảo vốn dĩ thuộc lãnh thổ của Saudi Arabia và Ai Cập chỉ chăm lo cho chúng.
"Ai Cập không bán đất cho người khác và cũng không lấy đấy của bất cứ ai. Tôi đưa các vị đến đây để đảm bảo về người đàn ông mà các vị đã tin tưởng giao phó đất đai và danh dự của mình. Tôi không giải quyết vấn đề vì cá nhân. Xin vui lòng không bàn về chuyện này một lần nữa", Reuters dẫn lời ông Sisi nói ngày 13/4.
Dù cố gắng giữ bình tĩnh, khi một người định đặt câu hỏi lúc kết thúc bài phát biểu, ông Sisi đã lớn tiếng: "Tôi không cho phép bất cứ ai nói".
Quốc vương Salman trái bắt tay tổng thống Abdel Fattah al-Sisi trong cuộc hội đàm ở thủ đô Cairo, Ai Cập, ngày 7/4. Ảnh: Reuters |
Truyền thông Ai Cập cho hay tình trạng náo động đã xảy ra sau khi nội các công bố quyết định sẽ chuyển 2 phần lãnh thổ khô cằn, không người ở là đảo Tiran và Sanafir tại Vịnh Aqaba cho Saudi Arabia. Trên mạng xã hội Facebook, nhiều người đã kêu gọi biểu tình phản đối động thái này. 5 trong số 11 người phản đối quyết định của tổng thống về việc chuyển hai đảo cho Saudi Arabia đã bị tam giam.
Nội các nhấn mạnh đây là hành động chuyển giao hợp pháp, vì vốn dĩ 2 khu vực này thuộc lãnh thổ của Saudi Arabia. Hai đảo này được giao quyền kiểm soát cho Ai Cập vào năm 1950, trong bối cảnh leo thang căng thẳng với Israel.
Tuy nhiên, quyết định làm dấy lên không ít phản đối từ phía dân chúng Ai Cập. Họ cho rằng Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi đang nhượng bộ "đầy nhục nhã" trước đồng minh. Trong loạt bài xã luận xuất hiện sau quyết định trên, các nhà phê bình gọi ông Sisi là "Awaad" để gợi nhắc về một nhân vật trong dân gian Ai Cập đã bán đất của mình, hành động đáng xấu hổ trong con mắt của người dân nông thôn Ai Cập.
Vị trí 2 đảo Tiran và Sanafir. Đồ họa: New York Times |
Chuyến thăm Ai Cập của quốc vương Saudi Arabia, ông Salman bin Abdulaziz Al Saud, mang ý nghĩa thắt chặt quan hệ giữa nước. Nhưng việc Cairo chuyển hai hòn đảo ở Biển Đỏ cho Riyadh đã tác động không nhỏ đến niềm kiêu hãnh của Ai Cập. Trong khi tổng thống Abdel Fattah el-Sisi được cho là nhượng bộ trước đồng minh, nhiều ý kiến chỉ trích sự ảnh hưởng của Saudi Arabia đối với với Ai Cập.
Theo đó, chuyến thăm này đồng nghĩa với việc chôn vùi các tuyến bố phân chia ưu tiên tại Syria và Yemen, vấn đề đã ảnh hưởng đến quan hệ hai nước. Arab nhất quyết phản đối các chính sách mà nước này coi là xâm lược quân sự của Ai Cập tại Yemen và Syria.
Trên mạng xã hội, các hình ảnh mô phỏng tượng nhân sư được trùm một chiếc khăn truyền thống vịnh Arab trên trang nhất tờ Al Maqal kèm dòng chữ: "Có phải chúng ta đang sống những năm tháng của Cộng hoà Ai Cập Saudai hay không?". Trên Twitter, dòng hashtag "Tôi cảm thấy như đang bán gì đó cho Saudi Arabia" được lan truyền rộng rãi ngày 12/4.
Tuy nhiên theo nhận định của một số chuyên gia, việc chuyển giao có thể mang lại nhiều lợi ích ngoại giao cho Cairo, sau gói viện trợ ít nhất 12 tỷ USD giúp phục hồi nền kinh tế yếu kém của Ai Cập từ năm 2013. Động thái này càng trở nên ý nghĩa hơn trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa 2 nước trong những tháng gần đây.