Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tôn giả gian dối từ đại lý tới cửa hàng

Nhiều đối tượng sản xuất, kinh doanh mặt hàng tôn lợp đang lũng đoạn thị trường bằng các sản phẩm tôn giả, kém chất lượng, nhái thương hiệu của các doanh nghiệp được bảo hộ...

Lật mặt gian dối

Lãnh đạo Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 14 – Chi cục QLTT Hà Nội đã xác nhận: Chuyện sản xuất tôn giả mạo thương hiệu là có thật. Chính lực lượng QLTT số 14 đã từng kiểm tra công ty CP thương mại và và sản xuất tấm lợp Đức Mậu (132 Tam Trinh quận Hoàng Mai, Hà Nội), phát hiện công ty này có bán tấm lợp, tấm cách âm nhái nhãn hiệu Tonmat - đã được đăng ký bảo hộ. Đối tượng vi phạm đã bị QLTT lập biên bản xử phạt vi phạm và tiêu hủy số tôn vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm đã được bảo hộ.

Tại cửa hàng 79 Giảng Võ (Ba Đình, Hà Nội), khi hỏi mua tôn Hoa Sen, chủ hàng chỉ tay ra xấp tôn đang xếp chồng lên nhau và nói: “Cửa hàng chị loại gì cũng có. Tôn Hoa Sen đây, dày 0,35mm, giá 100.000 đồng/m”. Những tấm này chỉ ghi tôn SCM chỉ số ISO 9001, nên chúng tôi thắc mắc: “Tôn Hoa Sen sao thông số nhãn hiệu lại khác” thì bà chủ cửa hàng gắt gỏng: “Tôn Hoa Sen đấy còn gì nữa. Ghi rõ tên trên tấm tôn còn gì”. 

Tôn lợp đang lũng đoạn thị trường.

Tôn lợp đang lũng đoạn thị trường.

Qua đo độ dày bằng máy kẹp, tấm tôn trên chỉ dày 0,28mm. Từ sự khác thường này, chúng tôi lần ra đầu mối cung cấp tôn cho các cửa hàng bán lẻ là công ty TNHH cơ khí và thương mại Lan Sáu (phố Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội). Nhân viên của công ty này thừa nhận, độ dày của tôn thấp hơn nhiều so với thông tin đã in. Ví dụ độ dày in 0,35mm nhưng thực tế chỉ 0,28mm. 

“Đại lý họ muốn in cao hơn như thế để bán cho người sử dụng”, nhân viên công ty nói. Theo bảng giá của công ty này, tôn dày 0,28mm là 55.000 đồng/m còn tôn loại 0,35mm là 63.000 đồng/m, chênh lệch 8.000đồng/m.

Để rõ hơn quy trình cho ra lò tấm tôn dày 0,28mm trên, nhưng in thông số cao hơn thực tế, chúng tôi đã lần ra công ty Nam Trường Sơn tại Cụm công nghiệp Đình Bảng – Từ Sơn, Bắc Ninh. Tại đây, các chủ đại lý lớn, các công ty phân phối đều có thể hô biến những cuộn tôn nhập khẩu không tên tuổi thành những thương hiệu tôn có uy tín và được bảo hộ trên thị trường.

Theo nhân viên của công ty này, công ty bán loại tôn dày 0,35mm với giá 22.000 đồng/kg, loại tôn dày 0,40mm giá 21.000 đồng/kg. Tuy nhiên, độ dày trên tấm tôn không tên tuổi vẫn bị đánh tráo nếu chủ đại lý hay công ty phân phối muốn. Cũng theo nhân viên công ty này, tôn của công ty nhập từ Đài Loan, còn khách hàng đại lý về bán ghi nhãn hiệu nào thì là việc của khách hàng.

Phù phép ra lò tôn “chính hãng”

Tại xưởng cán tôn V.M tại Phố Cò 1, thị xã Sông Công, Thái Nguyên, trước yêu cầu mua tôn nhãn hiệu Hoa Sen với số lượng lớn, ông chủ cơ sở này đã gọi điện thoại về đại lý tại Đông Anh (Hà Nội) và Từ Sơn (Bắc Ninh) trao đổi giá và cho biết: Muốn in nhãn mác của hãng nào cũng được, trừ việc dập số mét và chứng chỉ ISO 9001: 2008 vì máy cán không dập được. Còn giá bán là 65.000đồng/m (tùy màu), nhưng hàng sẽ được giao tại chân công trình và có hoa hồng cho người đi mua hàng.

Trước lời đề nghị bên mua tự vận chuyển và trừ luôn hoa hồng vào giá, chủ cơ sở cho biết, giá bán sẽ giảm 2.000 – 3.000đồng/m đối với hoa hồng cho người mua, còn việc tự vận chuyển đến công trình thì dứt khoát từ chối. Ngoài ra, ông chủ này còn giới thiệu các nhãn hiệu tôn với các mức giá khác nhau, và cho biết giá còn có thể thương thảo với số lượng lớn. Cũng theo ông chủ cơ sở này cho biết: Tôn mỏng và hạ được giá chủ yếu là tôn Trung Quốc.

Để tránh bị phát hiện tôn nhái do không đủ độ dày, ông chủ cơ sở này bật mí: Năm 2013, ông cung cấp hàng trăm tấn tôn Trung Quốc cho việc đền bù tái định cư khu công nghiệp Yên Bình – Phổ Yên, Thái Nguyên. Và số tôn này được ghi chung chung là tôn liên doanh.

Tại công ty Đại Hoàng Nam khu công nghiệp Võ Cường TP Bắc Ninh, bên trong xưởng nhà máy, hàng trăm cuộn tôn lạnh được dán nhãn hiệu TVP. Theo đại diện công ty, tất cả đều là tôn chính hãng đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, khi tham quan nhà xưởng, nhân viên lại cho biết, khi đặt hàng với số lượng nhiều, công ty có thể đáp ứng thành nhiều loại tôn có thương hiệu khác nhau. Tại xưởng sản xuất của công ty, với một ít hóa liệu, nhãn hiệu của tôn Trung Nguyên lập tức biến mất, thay vào là nhãn hiệu tôn Hoa Sen được thế chỗ.

Mỹ phẩm chế theo cảm tính, sai chính tả trên nhãn tràn lan

Theo thống kê trong một cuộc khảo sát của công ty Nielsen và tổ đặc quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, hiện, số mỹ phẩm trên thị trường Việt Nam có đến hơn 50% bị làm giả.

http://laodong.com.vn/kinh-doanh/ton-gia-lung-doan-thi-truong-gian-doi-tu-dai-ly-toi-cua-hang-ban-le-269802.bld

Theo Nhóm PV điều tra/ Lao Động

Bạn có thể quan tâm