Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

‘Tôi thường lên mạng để tìm tác phẩm độc đáo’

Ông Nguyễn Quang Thiều nói ngày nay nhiều cây bút trẻ viết trên mạng Internet. Người làm xuất bản, các tổ chức văn chương luôn tìm kiếm những giọng văn mới từ môi trường số.

Văn học mạng đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn chương hiện nay. Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ X (do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức trong hai ngày 18/6, 19/6 tại Đà Nẵng) có sự tham gia của các cây bút trẻ, có những người chỉ sáng tác và công bố tác phẩm trên mạng Internet.

Ông Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đồng thời là Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn, cho biết xuất bản ngày nay đã khác 10-20 năm trước.

Giờ đây, nhiều người, nhất là người trẻ viết trên mạng. Nhiều người viết ngắn, hay, độc đáo đã có cộng đồng bạn đọc riêng, được các nhà xuất bản tìm đến mời in sách. “Viết dưới hình thức nào, miễn là hay, thì các nhà xuất bản sẽ không bỏ qua”, ông Thiều nói.

Van hoc mang anh 1

Tại họp báo về Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc (sáng 13/6), ông Nguyễn Quang Thiều (phải) cho biết văn học mạng góp phần làm phong phú đời sống văn học hôm nay. Ảnh: Y.N.

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết ông cũng “lần mò” trên mạng để tìm kiếm các tác phẩm hay, giọng văn mới và cây bút độc đáo.

“Nhiệm vụ của người làm sách, của Hội Nhà văn là làm công việc của radar quét tìm làn sóng mới, tiếng nói văn chương mới”, ông Thiều nói.

Bên cạnh ủng hộ sự đa dạng của văn học mạng, Chủ tịch Hội Nhà văn cũng cảnh báo những hệ lụy của dòng văn chương này.

Ngày nay, nhà văn viết, công bố mọi điều trên mạng, ngay cả những chuyện riêng tư, cá nhân nhất. Nhưng một bộ phận văn học mạng đã có dấu hiệu của sự tùy tiện, phá vỡ kết cấu văn chương. Có những tác phẩm ra đời gây chú ý, nhưng chưa đi đến bản chất của văn chương là sự nhân văn.

Theo Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, “tận cùng của văn chương chính là chủ nghĩa nhân đạo”. Câu hỏi “Vì sao chúng ta viết?” được đặt ra tại Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ X sắp tới, nhằm khuyến khích người cầm bút đi tới tận cùng văn chương.

Hai hội thảo thơ, văn xuôi với chủ đề “Vì sao chúng ta viết?” là diễn đàn để nhà văn trẻ bàn về thái độ, trách nhiệm, lương tâm của người cầm bút với cuộc sống, với xã hội.

Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ X là diễn đàn của 138 đại biểu, trong đó 119 đại biểu là cây bút trẻ tiêu biểu đến từ các vùng miền trên cả nước. 19 đại biểu là hội viên Hội nhà văn Việt Nam có tuổi đời từ 35 trở xuống.

Các nhà văn trẻ truyền thông điệp tích cực trong mùa dịch

Nam Kha, Dy Khoa hay Liêu Hà Trinh là các cây bút trẻ đã và đang bắt nhịp hiện thực xã hội để tìm nguồn cảm hứng viết sách.

Văn học nuôi dưỡng tâm hồn, hun đúc ý chí cho thiếu nhi

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nói văn học chính là nguồn dưỡng khí nuôi tâm hồn hướng thiện, đồng thời hun đúc ý chí, nghị lực vươn lên của con người, nhất là thế hệ trẻ.

Minh Phương

Bạn có thể quan tâm