Sau Mắt biếc, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là tác phẩm thứ hai của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được dịch sang tiếng Nhật. Cả hai cuốn đều do Giáo sư Kato Sakae chuyển ngữ. Lần này, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh được nhà xuất bản Canaria Communications phát hành tại Nhật cuối tháng 11.
Giáo sư Kato Sakae đánh giá truyện Nguyễn Nhật Ánh khai thác các khía cạnh đa dạng trong đời sống hàng ngày của trẻ em. Điểm nổi bật trong truyện của ông là tính cách nhân vật được kết hợp với các chi tiết độc đáo.
![]() |
Bìa sách Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh phiên bản tiếng Nhật. |
Giáo sư người Nhật ấn tượng với nhiều chi tiết hấp dẫn trong truyện Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh như đoạn chú Đàn kể chuyện ma khiến hai anh em Thiều, Tường hoảng sợ, Tường làm “chim xanh” cho chú Đàn, hay đoạn thằng Thiều ăn trộm táo của ông Xung, gánh xiếc mô tô bay về làng biểu diễn dẫn đến câu chuyện thương tâm của cha con ông Tám Tàng…
Đại diện nhà xuất bản Trẻ - đơn vị nắm bản quyền sách cho hay trong khi cuốn sách được phát hành thì tại các rạp phim ở Nhật cũng chiếu bộ phim cùng tên do đạo diễn Victor Vũ thực hiện. "Thông qua cuốn sách hy vọng khán giả Nhật sẽ hiểu thêm về văn hóa, con người Việt Nam", người này nói.
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh xuất bản năm 2010. Đến năm 2015, cuốn sách đã tái bản 28 lần và đạt lượng phát hành ấn tượng - 113.000 bản. Trong đó ngay lần đầu tái bản đã đạt hơn 20.000 bản.
Cuối năm 2015 sách được chuyển thể thành phim điện ảnh do đạo diễn Victor Vũ thực hiện. Bộ phim đã đạt doanh thu khủng với 80 tỷ đồng.
Diễn viên 'Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh' sinh con trai đầu lòng ở Mỹ
2
Diễn viên "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" Khánh Hiền và đạo diễn James Ngô hạnh phúc đón con trai đầu lòng tại Mỹ vào ngày 28/12 (giờ địa phương)
'Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh' lọt top sách bán chạy nhất hội sách
Tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là một trong mười cuốn sách bán chạy nhất tại hội sách Hải Châu - Đà Nẵng
Khoai lang tác động đến tuổi thọ con người thế nào?
Khoai lang đã cấu thành phần lớn chế độ ăn truyền thống của người Okinawa từ những năm 1600, chiếm 69% lượng calo tiêu thụ hàng ngày.