Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Toan tính của Trung Quốc trong vụ 'tội đồ tình báo' Snowden

Chiến thắng ấn tượng song đáng ngờ của Trung Quốc trước mật vụ Mỹ trong vụ tiết lộ tin mật của cựu nhân viên tình báo Edward Snowden khiến Washington mất bình tĩnh và thẳng thừng cáo buộc về “lựa chọn có tính toán” của Trung Quốc.

Toan tính của Trung Quốc trong vụ 'tội đồ tình báo' Snowden

Chiến thắng ấn tượng song đáng ngờ của Trung Quốc trước mật vụ Mỹ trong vụ tiết lộ tin mật của cựu nhân viên tình báo Edward Snowden khiến Washington mất bình tĩnh và thẳng thừng cáo buộc về “lựa chọn có tính toán” của Trung Quốc.

Thất bại tình báo lớn nhất 20 năm

Tất cả những gì đang xảy ra với cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), Edward Snowden, có vẻ là thất bại lớn đầu tiên của tình báo Mỹ kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Khi còn là nhân viên tình báo Mỹ, Edward Snowden, có được những thông tin liên quan đến các vấn đề then chốt của an ninh quốc gia Trung Quốc. Việc công bố những thông tin này sau khi Edward Snowden chạy trốn đến Hong Kong đã trở thành scandal thực sự.

"Thời điểm và nội dung các tuyên bố của Snowden trong những tuần gần đây cho thấy một chiến thắng ấn tượng của an ninh Trung Quốc đối với cơ quan tình báo Mỹ", VOR dẫn lời chuyên gia Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Vasily Kashin của Nga nhận xét.

Edward Snowden nhận được sự ủng hộ của không ít người dân Trung Quốc.

Những tiết lộ đầu tiên về Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ đã được Snowden thực hiện ngay trước hội nghị thượng đỉnh và trong khi diễn ra sự kiện này, gây ra vụ bê bối chính trị lớn trong nước Mỹ. Sau đó, một số bài phát biểu của ông được dành để nói cụ thể về vi phạm mạng máy tính của Mỹ ở Trung Quốc đại lục và Hong Kong. Tiết lộ của Snowden đã đưa Mỹ vào thế lúng túng.

Chọn đúng thời điểm khi Mỹ đang thảo luận về vấn đề gián điệp mạng của Trung Quốc ở cấp cao nhất, Snowden đưa bằng chứng cho thấy sự đạo đức giả của Mỹ. Mỗi một thông điệp trong số tin tức mà Snowden công bố tỏ ra rất "kịp thời". Ví dụ, thông tin rằng tại hội nghị thượng đỉnh G20 tại London năm 2009, Mỹ đã nghe lén điện thoại và đọc thư của các nhà ngoại giao nước ngoài đã được công bố trong ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh nhóm G8 tại Vương quốc Anh. Ở đây, khó có sự trùng hợp ngẫu nhiên. Tất cả những gì đang xảy ra với Snowden, có vẻ giống như thất bại lớn đầu tiên của tình báo Mỹ kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Tình báo Trung Quốc có liên quan đến vụ này hay không, đó là điều chưa được biết, và chắc sẽ không bao giờ được biết. Nhưng cũng không thể loại trừ điều đó. Có thể giả định rằng trong tương lai gần Snowden sẽ đưa ra những thông tin mới tố cáo cộng đồng tình báo Mỹ bởi Snowden đã chuẩn bị rất cẩn thận cho cuộc chạy trốn của mình. Ông thu thập và sao chép một số lượng lớn các dữ liệu bí mật hàng đầu. Trong số dữ liệu đã được công bố có những thông tin mật mà thậm chí Snowden không có quyền truy cập.

Ý đồ của Trung Quốc

Snowden đã không xuất hiện trên chuyến bay từ Moscow – Nga sang Havana – Cuba chiều 24/6. Tuy nhiên, cánh phóng viên tập trung ở khu vực quá cảnh của sân bay nhận ra trước khi máy bay cất cánh, một chiếc xe tải trắng dành cho khách VIP đã tiến vào đường băng. Cảnh sát hộ tống một người đàn ông – không rõ là ai - leo lên cầu thang máy bay ngay sau đó. Điều này dẫn đến nghi vấn máy bay có khu vực riêng để “giấu” Snowden. Bên cạnh đó cũng có tin Snowden bay đến Cuba trên một chuyến bay khác.

Khi chưa kịp tìm ra lời giải về mối liên hệ của tình báo Trung Quốc với Snowden, Mỹ lại nhận được tin dữ, cựu nhân viên CIA và NSA Edward Snowden rời Hong Kong bay đến Moscow và xin tị nạn chính trị ở Ecuador.

Không còn những cảnh báo ngoại giao ít nhiều kiêng dè, Nhà Trắng dường như không giữ được bình tĩnh khi tuyên bố việc Trung Quốc cho phép “người thổi còi” rời khỏi Hong Kong là "lựa chọn có tính toán".

Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney mạnh mẽ bác bỏ ý kiến cho rằng quyết định để Snowden rời Hong Kong chỉ mang tính kỹ thuật. “Chúng tôi không bao giờ tin đó là quyết định của một quan chức phụ trách nhập cư của Hong Kong. Đây là một lựa chọn có tính toán tầm Chính phủ và chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ Mỹ - Trung”,  ông Carney quả quyết.

Ông Carney nói giới chức Mỹ liên lạc với chính quyền Hong Kong khá sớm, từ ngày 10/6 và yêu cầu bắt giữ Snowden nhưng cuối cùng vẫn bị qua mặt.

Theo giới phân tích, cáo buộc của Mỹ không phải không có cơ sở. Chính quyền Hong Kong lâu nay vẫn khẳng định tiến trình tư pháp của nước này không lệ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên, giới quan sát tin rằng những vấn đề liên quan đến đối ngoại vẫn chịu sự ảnh hưởng của Trung Quốc và chính Bắc Kinh đã "gọi cú điện thoại cuối cùng" để Snowden ra đi.

Ông Jin Canrong, Giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, nhận định: “Hong Kong và Trung Quốc nhất định đã có một số hoạt động điều phối phía sau hậu trường chuyện này”. Theo ông, Chính phủ Trung Quốc hài lòng với những tiết lộ của Snowden vì chúng giúp người dân nước này có cơ hội bài xích “thói đạo đức giả” của người Mỹ và hoạt động theo dõi của nước này. Tuy nhiên, về lâu dài, Bắc Kinh xem mối quan hệ với Washington quan trọng hơn cảm nhận của người dân trong nước về nhân vật này.

Vì vậy, Trung Quốc đã giải bài toán khó này bằng cách không bắt giữ Snowden theo yêu cầu của Mỹ song cũng không chứa chấp mà để Snowden ra đi.

Một nhà phân tích giấu tên nhận định: “Giới chức Trung Quốc cảm thấy nhẹ nhõm khi Snowden rời đi bởi tâm lý chung của người dân đại lục và Hong Kong là người này cần được bảo vệ. Tuy nhiên, Bắc Kinh không muốn có rắc rối trong quan hệ với Washington”.

Theo Người Lao Động - Lao Động

 

Theo Người Lao Động - Lao Động

Bạn có thể quan tâm