Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Toan tính của Qatar

Qatar có thể muốn sử dụng uy tín của World Cup để xây dựng lại hình ảnh của mình, giúp nước này nâng cao danh tiếng trên trường quốc tế.

World Cup o Qatar anh 1

Quyết định đăng cai tổ chức World Cup 2022 của Qatar ngay từ đầu đã là một vấn đề nan giải. Một số người thắc mắc tại sao một đất nước Trung Đông, với dân số ít hơn 3 triệu người và không giàu truyền thống bóng đá, lại muốn tổ chức sự kiện lớn nhất của bộ môn thể thao này?

Những người hoài nghi nói rằng Qatar muốn sử dụng uy tín của World Cup để xây dựng lại hình ảnh của mình. Trước đó, nước này được biết tới là một nhà sản xuất dầu mỏ ít mối quan hệ quốc tế, cùng hồ sơ nhân quyền không mấy tốt đẹp, theo AP.

Vì vậy, một số người coi động thái sẽ tiêu tốn của Qatar khoảng 220 tỷ USD như trường hợp kinh điển của “sportswashing” (sự gột rửa danh tiếng bằng thể thao). Theo đó, thể thao được sử dụng như một diễn đàn để biến hình ảnh quốc gia hoặc công ty trở nên khác biệt so với những gì nhiều người từng nhận thức.

Đây không phải là một khái niệm mới và nguồn tiền từ dầu mỏ ở Trung Đông từ lâu đã đóng vai trò chính. Theo AP, trong khi nhiều quốc gia giàu có chi tiền để gia nhập giới thượng lưu toàn cầu, thì một số khác lại dùng nó nhằm che giấu danh tiếng không mong muốn.

World Cup o Qatar anh 2

Một người hâm mộ chụp ảnh đồng hồ đếm ngược đến thời điểm bắt đầu World Cup. Ảnh: Reuters.

Mùa World Cup tranh cãi

“Giải World Cup tại Qatar đã làm dấy lên cuộc thảo luận về vấn đề ‘sportswashing’ và nhân quyền trong bóng đá”, Chủ tịch liên đoàn bóng đá Na Uy Lise Klaveness phát biểu tại một sự kiện gần đây của Hội đồng Châu Âu.

Bộ trưởng Nội vụ Đức cũng bày tỏ lo ngại về việc đưa sự kiện này đến Qatar. “Có những tiêu chí phải được tuân thủ, và tốt hơn là không nên trao giải thưởng cho những quốc gia như vậy”, ông Nancy Faeser cho biết vào tháng 10.

Tuyên bố này sau đó đã dẫn đến căng thẳng ngoại giao giữa Đức và Qatar.

Trước những động thái trên, Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani đã lên tiếng đáp trả. Ông nói rằng nước này “đã phải chịu đựng một chiến dịch chưa từng có và chưa nước chủ nhà nào phải đối mặt”.

Theo AP, World Cup chỉ là một cách mà Qatar sử dụng khối tài sản khổng lồ của mình để gây ảnh hưởng. Bằng cách mua các đội thể thao, tổ chức sự kiện nổi tiếng và đầu tư hàng tỷ USD vào thủ đô châu Âu, như mua tòa nhà chọc trời The Shard ở London, Qatar đã hội nhập vào hệ thống tài chính và mạng lưới hỗ trợ quốc tế.

Năm 2011, câu lạc bộ Paris-Saint Germain (PSG) thi đấu tại Ligue 1 đã thuộc sở hữu của quốc vương Qatar. Thương vụ mua bán này diễn ra chỉ một năm sau khi Qatar giành quyền đăng cai World Cup.

Nhiều người có cảm giác hành động trên dường như đã được lên kịch bản để chứng tỏ rằng Qatar cũng có người yêu thích bóng đá. Một số cầu thủ của PSG thuộc hàng nổi tiếng nhất thế giới, bao gồm Neymar, Kylian Mbappé và Lionel Messi, sẽ góp mặt ở World Cup.

Trên thực tế, việc một quốc gia cố gắng tìm cách thay đổi danh tiếng của mình bằng cách tự liên kết với các tổ chức thể thao nổi tiếng và nền tảng văn hóa không phải là điều chưa từng thấy.

Vì mục đích này mà Saudi Arabia đã nắm quyền sở hữu câu lạc bộ Newcastle, trong khi đương kim vô địch giải ngoại hạng Anh Manchester City thuộc sở hữu của Các tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất.

“Không phải bỗng dưng nhiều tỷ phú ở Trung Đông muốn sở hữu các đội bóng lớn ở châu Âu. Tại khu vực này, họ coi thể thao là một cơ chế để xây dựng nhận diện thương hiệu trên toàn cầu... và việc nâng cao vị thế của các quốc gia thực sự quan trọng để thu hút đầu tư”, Investment Monitor dẫn lời chuyên gia kinh tế người Anh Peter Arnold.

World Cup o Qatar anh 3

Hình ảnh của Neymar tại một tòa nhà ở West Bay, Qatar. Ảnh: Reuters.

Giải đấu mới LIV Golf cũng được tài trợ bởi quỹ tài sản thuộc Saudi Arabia.

Và giống như trường hợp các đội bóng đá được mua lại, việc ai tài trợ cho LIV - hệ thống giải tự coi mình là “lực lượng khuynh đảo" trong làng golf, giúp thay đổi bộ môn thể thao theo hướng tốt hơn - chưa bao giờ là điều bí ẩn.

Thế nhưng, không ai trong số những cầu thủ hoặc chủ sở hữu đội bóng đối mặt với sự lên án công khai giống như những người chơi golf rời giải đấu danh tiếng PGA Tour để chơi cho LIV.

Điều này bắt nguồn từ hồ sơ nhân quyền không mấy tốt đẹp của Saudi Arabia, sau khi CIA cho rằng nhà báo Jamal Khashoggi đã bị sát hại theo lệnh của thái tử nước này vào năm 2018.

Việc có liên quan với Quỹ Đầu tư công Saudi đã biến LIV thành tâm điểm của chỉ trích, khi golfer Phil Mickelson nói to điều mà nhiều người cảm thấy.

“Họ thật đáng sợ”, ông cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

Gia đình các nạn nhân trong sự kiện 11/9 cũng lên tiếng chỉ trích hệ thống LIV Golf, chỉ ra hồ sơ nhân quyền yếu kém của Saudi Arabia và mối liên hệ của nước này với các vụ tấn công.

Thay đổi hình ảnh bằng thể thao

Jamal Blades, một giám đốc công ty công nghệ London yêu bóng đá, người có bằng thạc sĩ về đổi mới và kinh doanh thể thao, cho biết mặc dù Mickelson trung thực, nhưng điều đó không tốt cho hình ảnh của ông ấy.

“Nhưng rõ ràng hành vi gột rửa danh tiếng bằng thể thao diễn ra trên toàn thế giới dưới một số hình thức”, ông nói.

Stephen Ross, Giám đốc điều hành của Trung tâm nghiên cứu thể thao trong xã hội thuộc Đại học Bang Pennsylvania nhận định: “Khi (công ty) muốn trở thành nhà tài trợ chính thức của một đội hoặc giải đấu, điều họ đang cố gắng làm là tạo ra mối quan hệ để nâng cao danh tiếng của (công ty) và khiến người hâm mộ thể thao nghĩ đến (công ty đó) theo một cách khác”.

Saudi Arabia là một ví dụ điển hình. Thế vận hội Mùa đông châu Á năm 2029 sẽ được tổ chức tại Saudi Arabia - quốc gia nằm ở vùng sa mạc đang chi khoảng 500 tỷ USD để xây dựng khu nghỉ dưỡng mùa đông mà họ tuyên bố là bền vững với môi trường.

Nước này từ lâu đã tổ chức các sự kiện golf, quần vợt và F1, mặc dù có rất ít truyền thống về các môn thể thao đó.

“Trường hợp của Saudi Arabia gần giống như một trường hợp thành công điển hình cho việc gột rửa danh tiếng bằng thể thao”, ông Ross nói.

World Cup o Qatar anh 4

Một màn trình diễn trước thềm World Cup ở Qatar. Ảnh: Reuters.

Qatar, quốc gia đứng thứ 19 về xuất khẩu dầu mỏ, đồng thời chia sẻ mỏ khí đốt tự nhiên dưới nước lớn nhất thế giới với Iran, cũng muốn tham gia vào cuộc chơi.

Nước này đã tổ chức giải thế giới thể dục dụng cụ và điền kinh. Cả hai sự kiện đều là khúc dạo đầu cho World Cup.

Qatar cũng tài trợ cho hàng trăm người hâm mộ tới xem World Cup miễn phí để đổi lấy việc quảng bá nội dung tích cực trên mạng xã hội về sự kiện và nước chủ nhà.

Cuối tháng trước, đài truyền hình NOS đưa tin nước này đang trả tiền vé máy bay và khách sạn cho một nhóm 50 người hâm mộ Hà Lan tới xem vòng chung kết World Cup, với điều kiện họ phải ký kết "thỏa thuận ứng xử" có lợi cho ban tổ chức.

Những người được mời tới Qatar xem World Cup miễn phí phải đăng nhận xét có lợi về giải đấu trên mạng xã hội, đồng thời báo cáo "bất kỳ bình luận nào mang tính xúc phạm, hạ thấp hoặc lạm dụng".

Thông tin này cũng được truyền thông Bỉ, Pháp và Mỹ công bố. Ủy ban Tối cao về chuyển giao và di sản của Qatar (SC) xác nhận chính sách trên, Reuters đưa tin.

"Khi giải đấu sắp diễn ra, chúng tôi đã mời các thủ lĩnh người hâm mộ tích cực nhất, nhờ họ đề cử một lượng nhỏ khán giả tham gia với tư cách khách mời nhằm cảm ơn họ đã hợp tác", phát ngôn viên SC nói.

Trên trang web, ban tổ chức World Cup Qatar cho biết chương trình Thủ lĩnh người hâm mộ gồm 400 cổ động viên, là những người có ảnh hưởng đến từ 60 quốc gia trên thế giới. Họ cho rằng những người này sẽ đưa ra các thông tin "chuyên sâu, sáng tạo và lan truyền thông điệp" của giải đấu.

Tuy nhiên, AP nhận định khi World Cup đang đến gần, các cáo buộc về nhân quyền cùng hối lộ đã nổi lên như những chủ đề chính và có thể sẽ tiếp tục như vậy cho đến khi chiếc cúp vô địch được trao vào ngày 18/12.

Những cuốn sách hay về thể thao

Tủ sách thể thao mang tới những câu chuyện thể thao quá khứ và hiện tại, những bí mật hậu trường, những giải đấu, ký ức của những cựu danh thủ, HLV, các huyền thoại như Sir Alex Ferguson, Steven Gerrard, Park Hang-seo, Lê Công Vinh...

Cuộc chiến văn hóa tại World Cup 2022

Khi World Cup 2022 đã cận kề, nước chủ nhà Qatar hy vọng sẽ gác lại những tranh cãi để chuẩn bị chào đón một lượng lớn người hâm mộ đến với quốc gia vùng Vịnh này.

Ban tổ chức World Cup xin lỗi sau sự cố đe dọa phóng viên đài Đan Mạch

Ban tổ chức World Cup 2022 phải xin lỗi sau khi các nhân viên an ninh Qatar cố ngăn phóng viên đài truyền hình Đan Mạch tác nghiệp tại nơi công cộng.

Minh An

Bạn có thể quan tâm