Tọa đàm “Văn hóa đa dạng và kỹ năng lãnh đạo hòa nhập - nền tảng quan trọng của phát triển bền vững” là một trong các hoạt động của dự án nghiên cứu về trạng thái bình thường mới trong chuỗi cung ứng của nền kinh tế du lịch (New normal for the visitor economy supply chain project) tại Australia và 4 nước ASEAN gồm Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam.
Tọa đàm được chủ trì thực hiện bởi nhóm nghiên cứu Đại học Victoria Australia, do Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT) tài trợ. Tại Việt Nam, Sasco là doanh nghiệp đối tác duy nhất (industry partner) của dự án.
Tọa đàm diễn ra vào ngày 6/6. |
Phát biểu khai mạc, Bà Đoàn Thị Mai Hương - Tổng giám đốc Công ty Sasco, Phó chủ tịch mạng lưới doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ phát triển quyền năng phụ nữ (VBCWE), Phó chủ tịch hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) - chia sẻ: “Là một trong các sáng lập viên của mạng lưới Doanh nghiệp Việt Nam Hỗ trợ Phát triển Quyền năng Phụ nữ (VBCWE), Sasco tiên phong thực thi hiệu quả chiến lược phát triển bền vững và bình đẳng giới tại công ty. Doanh nghiệp cũng tích cực chung tay hành động, chia sẻ sứ mệnh vì sự phát triển bền vững và bình đẳng giới tại Việt Nam”.
Tọa đàm nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Công ty Sasco. Tại đây, đại diện lãnh đạo Sasco chia sẻ tầm nhìn và hành trình xây dựng văn hóa đa dạng và hòa nhập trong công ty. Theo đó, để phát huy tối đa sức mạnh từ chính sự đa dạng trong nội tại doanh nghiệp về giới tính, kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm, lãnh đạo công ty cần xây dựng văn hóa hội nhập để mỗi cá nhân cảm thấy được đánh giá cao, được tôn trọng và trao quyền đóng góp vào sứ mệnh chung.
Bà Nguyễn Minh Ngọc - Phó tổng giám đốc Sasco. |
Tại tọa đàm, TS Catherine Lou - giảng viên cao cấp trường Kinh doanh Đại học Victoria, Trưởng dự án chuỗi cung ứng bình thường mới cho nền kinh tế du khách khu vực Australia - ASEAN - đã giới thiệu khái quát về dự án nghiên cứu.
TS Catherine Lou cho biết: “Covid-19 và tác động về giới đối với nền kinh tế du lịch Australia. Dự án này được khởi xướng và thiết kế để thúc đẩy hợp tác quốc tế từ các bên liên quan. Mục đích nhằm xây dựng các kết nối chuyên nghiệp và hỗ trợ hợp tác giữa Australia và các nước ASEAN. Dự án là nền tảng chia sẻ kiến thức về cách xây dựng trạng thái bình thường mới cho chuỗi cung ứng của nền kinh tế du lịch, cũng như cách lãnh đạo mạnh mẽ hơn và ứng dụng chuyển đổi số để hỗ trợ khả năng phục hồi”.
TS Catherine Lou - giảng viên cao cấp trường Kinh doanh Đại học Victoria. |
PGS Joanne Pyke - Giám đốc trung tâm Kinh tế du lịch, trường Đại học Victoria - Australia - nhấn mạnh: “Toàn bộ nền kinh tế vừa trải qua thời kỳ khủng hoảng sâu rộng do đại dịch Covid-19 gây ra. Lĩnh vực du lịch, hàng không đối mặt với rất nhiều thách thức. Để nhanh chóng khôi phục ngành du lịch sau đại dịch và đẩy mạnh phát triển kinh doanh, các doanh nghiệp cần tập trung tối ưu hóa nguồn nhân lực.
PGS Joanne Pyke nói tiếp: “Cụ thể gồm: Tiếp cận tiêu chuẩn toàn cầu về lao động, xây dựng lại lực lượng lao động, xây dựng lại sự tiến bộ về đa dạng, khôi phục tài chính và sức khỏe tinh thần, đặt bình đẳng giới vào trung tâm chính sách nhân sự, thúc đẩy quyền năng phụ nữ, tạo việc làm bền vững và hạnh phúc. Với việc thực thi hiệu quả các chính sách và hành động về bình đẳng giới, thúc đẩy văn hóa đa dạng và hòa nhập tại nơi làm việc, sẽ tạo nên những lợi thế cạnh tranh và khôi phục phát triển mạnh mẽ trong bình thường mới”.
Phó Giáo sư Joanne Pyke chỉ ra thách thức về giới với nền kinh tế du lịch trong bối cảnh Covid-19. |
Cũng tại sự kiện, VBCWE chia sẻ về hành trình tiên phong trong việc thúc đẩy việc xây dựng văn hóa đa dạng và hòa nhập tại nơi làm việc, cùng một số bài học kinh nghiệm của một số doanh nghiệp thành viên. Bà Đinh Thị Thu Hoài - Giám đốc điều hành VBCWE - chia sẻ bài học thực thi chính sách bình đẳng giới tại nơi làm việc của một số công ty đa quốc gia và doanh nghiệp thành viên VBCWE.
Bà Đinh Thị Thu Hoài - Giám đốc điều hành VBCWE. |
Tọa đàm lắng nghe các ý kiến trao đổi trực tiếp từ thực tế các tổ chức, doanh nghiệp tiên phong, hàng đầu trong phát triển bền vững, bình đẳng giới và phát triển quyền năng phụ nữ tại nơi làm việc, góp phần nâng cao nhận thức và hành động về văn hóa đa dạng và kỹ năng lãnh đạo hòa nhập trong bối cảnh mới.
Là doanh nghiệp tiên phong phát triển bền vững, 30 năm qua, Sasco kiên trì mục tiêu phát triển bền vững, trong đó bình đẳng giới, văn hóa đa dạng và hòa nhập là những giá trị công ty luôn hướng đến và thực hành.
Với nhận thức và hành động cấp tiến qua những bước đi tiên phong trong thực thi bình đẳng giới, năm 2018, Sasco trở thành đơn vị đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ “Bình đẳng giới toàn cầu cấp độ 2” - Edge Move. Chứng chỉ được cấp bởi tổ chức uy tín Edge Certified Foundation (Thụy Sĩ). Sự có mặt đầu tiên của một doanh nghiệp Việt trên bản đồ Edge thế giới khích lệ mạnh mẽ quyền năng trong lĩnh vực kinh tế của phụ nữ Việt Nam.