Hiệp hội Thương mại Mỹ (AmCham) tại TP.HCM phối hợp Đại học Hoa Sen tổ chức sự kiện “Thương mại điện tử xuyên biên giới - giải pháp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phục hồi sau đại dịch Covid-19”. Sự kiện thu hút chuyên gia đầu ngành từ các tổ chức doanh nghiệp lớn như HSU, Amazon, Meta, UL, Payoneer, AmCham,…
TMĐT xuyên biên giới - giải pháp cho doanh nghiệp SME
Đại dịch Covid-19 đã lắng xuống nhưng ảnh hưởng nặng nề với doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn rất lớn. Trong dòng chảy đó, các doanh nghiệp SME có xu hướng dễ bị tổn thương và rơi vào thế bất lợi trong cạnh tranh bởi không đủ khả năng tài chính đầu tư vào sáng kiến công nghệ.
Nhiều chuyên gia góp mặt trong sự kiện “Thương mại điện tử xuyên biên giới - giải pháp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phục hồi sau đại dịch Covid-19”. |
Phát biểu tại hội thảo “Thương mại điện tử xuyên biên giới - giải pháp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phục hồi sau đại dịch Covid-19”, PGS.TS Võ Thị Ngọc Thúy - Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen - nhìn nhận dù Chính phủ Việt Nam đưa ra những biện pháp hỗ trợ, các doanh nghiệp SME vẫn chịu tác động đáng kể.
Vì vậy, việc trao đổi để tìm ra giải pháp giúp doanh nghiệp phục hồi nhanh và bền vững - trong đó có TMĐT xuyên biên giới - là rất cần thiết.
“Với thế mạnh đào tạo nguồn nhân lực kinh doanh, quản lý, đặc biệt là ngành logistics và thương mại điện tử, chúng tôi đồng hành cùng doanh nghiệp SME trong công tác đào tạo nội bộ, chuẩn bị nguồn nhân sự chất lượng”, PGS Thúy cho biết.
PGS.TS Võ Thị Ngọc Thúy - Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen - chia sẻ tại buổi hội thảo. |
Nhận định về hiệu quả của mô hình TMĐT xuyên biên giới, ông Kenny Bench - đồng Chủ tịch Ủy ban Công nghệ và Kinh tế Kỹ thuật số, AmCham Việt Nam - cho biết: “Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam được học hỏi từ các công ty đa quốc gia về việc thiết lập sự hiện diện số trên thị trường, giao dịch thanh toán xuyên biên giới, giải pháp tiếp thị trong thời đại kỹ thuật số, chất lượng sản phẩm và tính bền vững”.
Ông Kenny Bench - Chủ tịch ban Kinh tế số AmCham Việt Nam, Giám đốc AltSource Vietnam - chia sẻ về cơ hội của doanh nghiệp Việt với TMĐT xuyên biên giới. |
Buổi hội thảo còn xoay quanh các chủ đề chính như tác động của Covid-19 đến TMĐT xuyên biên giới; cơ hội của TMĐT xuyên biên giới cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; những vướng mắc hiện hữu trong quản lý TMĐT xuyên biên giới tại Việt Nam; chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho doanh nghiệp SME hậu Covid-19,…
Con đường phục hồi kinh tế hậu đại dịch
Vừa qua, AmCham khởi động sáng kiến “Con đường phục hồi kinh tế hậu đại dịch” nhằm quy tụ các tập đoàn doanh nghiệp lớn của Mỹ, tạo điều kiện để họ chia sẻ kinh nghiệm mở kênh giao dịch mới và tiếp cận thị trường toàn cầu. Đây là giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh.
Ông Võ Thanh Tòng - Quản lý tài khoản cấp cao, Amazon Global Selling - cho biết với mạng lưới toàn cầu giúp tiếp cận hơn 300 triệu khách hàng ở 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, Amazon nhận thấy nhiều dư địa để đối tác bán hàng thuộc SME của Việt Nam tiếp cận và khai thác.
Thông qua phần tham luận “Chính sách hỗ trợ của nhà nước giúp SME phục hồi sau đại dịch”, PGS.TS Hà Thị Ngọc Oanh - giảng viên Đại học Hoa Sen - cho biết SME chiếm chiếm trên 95% tổng số doanh nghiệp cả nước. Nhóm doanh nghiệp này tham gia vào nhiều thị trường và là động lực quan trọng của kinh tế địa phương (tạo việc làm, cải thiện đời sống người dân, cung cấp hàng tiêu dùng thiết yếu,...) nhưng khả năng tiếp cận nguồn vốn để đầu tư vào công nghệ vẫn còn yếu. Trong năm 2021, khi đại dịch covid-19 bùng phát, hơn 100.000 doanh nghiệp phải đóng cửa, giải thể.
PGS.TS Hà Thị Ngọc Oanh - giảng viên Đại học Hoa Sen - trình bày tham luận tại hội thảo. |
Theo PGS.TS Hà Thị Ngọc Oanh, để hỗ trợ các doanh nghiệp SME, nhà nước cần có chính sách như đảm bảo ổn định sản xuất, lưu thông hàng hóa thông suốt, không để gián đoạn chuỗi cung ứng; đơn giản hóa thủ tục; hạn chế quy định về điều kiện, giấy phép gây cản trở lưu thông; hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh; giảm giá thuê mặt bằng tại các khu công nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi về lao động, chuyên gia.
Ngành Thương mại điện tử Đại học Hoa Sen được xây dựng theo hướng ứng dụng, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Chương trình có sự liên kết giữa ba bên gồm nhà trường - doanh nghiệp - sinh viên trong việc xây dựng và cải tiến chương trình giảng dạy, phối hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực tiễn, hoạt động học thuật và trải nghiệm. Điều này giúp sinh viên có thể đảm trách công việc khi còn ngồi trên ghế nhà trường (sinh viên năm 3) và nhiều cơ hội được tuyển dụng khi chưa tốt nghiệp/đang thực tập.
Thí sinh đăng ký hồ sơ dự tuyển ngành Thương mại điện tử HSU tại đây; tìm hiểu thông tin qua website hoasen.edu.vn.
Bình luận