Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

Tờ báo Tết đầu tiên

Là số báo Tết khởi nguồn cho những báo xuân, báo Tết về sau, "Nam Phong tạp chí" số Tết 1918 dày dặn về dung lượng với 126 trang.

Bìa "Nam Phong tạp chí" số Tết 1918 và bài "Số Tết của báo "Nam Phong" của Chủ bút Phạm Quỳnh. Ảnh: Đình Ba.

Dạo báo chí ra đời nửa sau thế kỷ 19 ở Nam Kỳ trước nhất, xem qua một số tờ như Gia Định báo, Thông loại khóa trình, Nam Kỳ… quả là chưa thấy rõ phong vị đậm nét liên quan đến xuân, đến Tết vào dịp những báo ấy phát hành cuối năm này, đầu năm sau, nhưng đã có.

Thảng như Thông loại khóa trình số 10 (2/1889) ở trang 2 có đề dòng chữ Hán “Tân xuân”, và bài “Chữ viết dán ngày Tết”, rồi báo Nam Kỳ thời gian 1897-1900, có thơ liên quan đến Tết vào dịp Tết đến, như Nam Kỳ số 15 (3/2/1898) có thơ “Ngày Tết” của Trương Minh Ký, số 69 (23/2/1899), 118 (8/2/1900) là “Thơ ngày Tết” của Mai Nham. Nguyên văn bài thơ "Ngày Tết" của Thế Tải Trương Minh Ký như sau:

"Thường lề mồng một tới mồng ba,

Nghe pháo nghe đờn rỏ [rõ] Tết ta.

Liển [liễn] đối cửa nhà chưng sáng rở [rõ],

Áo xiêm màu sắc dạo gần xa.

Con em mừng tuổi mừng lui tới,

Xe ngựa dẩy đường dẩy lại qua.

Thờ phụng kính tin noi lể [lễ] phép,

Chúc cho yên nước được yên nhà".

Nam Phong tap chi anh 1

Bài thơ "Ngày Tết" của Thế Tải Trương Minh Ký trên báo Nam Kỳ số 15, ra ngày 3/2/1898. Ảnh: Đình Ba.

Nói đến tờ báo khởi đầu cho báo Tết của làng báo nước Việt, phải nói tới tên Nam Phong tạp chí khi đây là tờ báo khơi nguồn cho báo xuân, báo Tết về sau. Nhà sưu tầm sách và chơi cổ ngoạn Vương Hồng Sển khi nói tới Nam Phong trong Thú chơi sách, đã có đôi dòng lưu ý dưới đây:

Nam Phong cả thảy hai trăm mười một cuốn (211), vì Tết 1918, có cho ra một tập riêng, toàn văn thơ giá trị, và nếu không lầm, tập ấy là thỉ [thủy] tổ các số báo Xuân, báo Tân niên, báo đặc biệt vậy”.

Là số báo Tết khởi nguồn cho những báo xuân, báo Tết về sau, Nam Phong tạp chí số Tết 1918 thực sự dày dặn về dung lượng khi tới 126 trang gồm chữ quốc ngữ và Hán ngữ, được trình bày, thiết kế đẹp, trang trọng. Số này mở đầu bằng bài “Kính chúc Hoàng thượng và quan Toàn quyền”, rồi sau mới đến bài giãi bày cho lý do ra số Tết của Phạm Quỳnh, có đoạn:

“Bản báo muốn cho khúc đàn riêng của mình không đến nỗi sai nhịp với khúc cán chung của xã hội trong buổi đầu năm xuân mới, giời ấm khí hòa, cảnh vật tươi cười, lòng người hớn hở, lại muốn không trái cái chủ nghĩa lúc bình thường, bèn định in riêng ra tập ngày Tết này, ngoài những số báo thường, trước là để cùng quốc dân góp một phần vào cuộc vui chung, sau là để tặng các bạn đọc báo đã có bụng tin yêu gửi mua từ đầu đến nay một cái qua hợp với cảnh năm mới”.

Tiên phong làm báo Tết, số Tết 1918 của Nam Phong tạp chí bày đủ món thơ, phú, đối, luận, tiểu thuyết… trong chủ đề hương xuân vị Tết cho độc giả thưởng thức.

Nam Phong tap chi anh 2

Nam Phong tạp chí số Tết 1918. Ảnh: Đình Ba.

Thơ Tết có sự góp mặt của Mân Châu với “Tiễn ông Táo”, Tú tài Xương (Tế Xương) với “Thơ năm mới”, “Xuân nhật ngẫu hứng”, “Ngày Tết tặng cô đầu”… Tiểu thuyết “Chén rượu năm mới” (Nguyễn Bá Trác). Nhiều câu đối Tết đáng lưu tâm về mặt ý nghĩa chứ không chỉ dừng ở sự cân chỉnh về câu từ. Có thể dẫn ra câu đối Tết dưới đây:

“Tết nhất gì? Không nêu, không pháo, không bánh trái giò nem, con cháu ăn chơi coi cũng thú.

Phong lưu nhỉ? Có nghĩa, có nhân, có cương thường hiếu hữu, anh em hòa thuận thế là vui”.

Vượt ra ngoài phạm vi của Tết, có tác giả bàn chuyện thế sự, canh tân với bài “Mừng năm mới” hoặc chuyện đạo lý, khu xử ở đời qua “Sợ vợ”, “Hai đồng xu” (Nguyễn Khắc Hiếu), “Bài phú giặc đến nhà đàn bà phải đánh” (Vô danh)…

Nhìn chung, các bài quanh chủ đề xuân, Tết chủ yếu mang tính chất cổ phong. Dẫu vậy, Nam Phong tạp chí số Tết 1918 vì là tờ báo được sự trợ lực của chính quyền, nên không tránh khỏi cái tính chất công quyền.

Dành phần lớn dung lượng cho chủ đề xuân, Tết, nhưng phần sau của số này quay về tính chất thông tin nhà nước qua những phần tin xoay quanh việc làm nổi bật quan hệ Pháp - Nam như “Những bậc quan võ An nam liệt đồng hàng với các quan Tây”, “Những bậc chiến sĩ tử trận”, “Những người bị thương”, “Những bậc được tuyên công và được thưởng”...

Nhung nhớ Tết xưa qua sách Tết

Những cuốn sách Tết chất chứa đầy hoài niệm đã trở lại, như món quà nhỏ cho ngày xuân thêm đậm đà.

Tết xưa được ghi chép trong các cuốn sách ra sao

Những trang viết về Tết Nguyên đán trong các cuốn sách mang tới những hiểu biết về phong tục, văn hóa truyền thống dân tộc.

Con nguoi so hai nhung gi? hinh anh

Con người sợ hãi những gì?

0

Những chứng sợ đặc biệt bao gồm: sợ hãi thái quá một loài động vật nào đó; sợ không gian tù túng, sợ không gian rộng, sợ độ cao, sợ mắc nghẹn hoặc nôn mửa.

Trần Đình Ba

Bạn có thể quan tâm