Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tổ ấm của người thầy dạy nhạc khiếm thị ở Sài Gòn

Bị khiếm thị nhưng tổ ấm 'Mây bốn phương' của thầy dạy nhạc Lê Văn Đến luôn ngập tràn tiếng cười và ánh sáng bởi hàng chục đứa trẻ được anh nuôi dưỡng, bao bọc.

Lớp học chữ cho 130 trẻ em nghèo của ông giáo Sài Gòn

Hơn 5 năm qua, ông Đoàn Minh Hùng mở lớp học tình thương dạy chữ cho những đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ dù rằng gia đình vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Lớp học đàn do anh Lê Văn Đến (40 tuổi) đứng lớp, nằm trong mái ấm Mây Bốn Phương ở huyện Củ Chi (TP.HCM).
Lớp học đàn do anh Lê Văn Đến (40 tuổi) đứng lớp, nằm trong mái ấm Mây Bốn Phương ở huyện Củ Chi (TP.HCM).
Bị khiếm thị từ nhỏ, nhưng anh Đến có tài đánh đàn nên đã mở lớp để truyền lại kinh nghiệm cho những người đồng cảnh ngộ.

Sinh ra với đôi mắt khiếm thị, nhưng anh Đến lại có năng khiếu ca hát được truyền lại từ người cha làm văn công phục vụ kháng chiến. 7 tuổi, anh được một thầy khiếm thị dạy đàn miễn phí.

Vốn quê ở Trà Vinh, nhưng gia đình kinh tế khó khăn nên năm 13 tuổi anh đã phải lên Sài Gòn đi bán vé số kiếm tiền. Mấy tháng trời, ban ngày anh đi bán vé số, tối về lại tìm vỉa hè vắng người để ngủ.

Gia đình có 6 anh chị em nhưng có hai người khiếm thị, một người mắc bệnh tâm thần khiến cha mẹ anh rất vất vả khi nuôi các con. Thương cha mẹ, anh rời quê lên TP.HCM khi mới 12 tuổi để làm thuê.

Công việc bán vé số không phù hợp với người khiếm thị như anh, khi phải dò đường đi và hay bị giật vé số. Nghĩ đến niềm đam mê, anh Đến đi tìm thầy dạy đàn để xin theo học tiếp.

Lên Sài Gòn, anh làm đủ thứ nghề từ bán vé số, bánh mì… nhưng bị kẻ xấu lợi dụng lừa lấy hết tài sản. Suy nghĩ tới niềm đam mê ca hát, anh quyết tâm tìm thầy giáo năm xưa để theo học.

Sau khi đã đánh đàn thành thạo, anh Đến thường được mời đến các đám cưới, hội văn nghệ để chơi đàn. “Mỗi khi có người gọi, tôi phải nhờ người chở đi. Cả tuần chạy khắp nơi ít khi được nghỉ”. Anh Đến chia sẻ.

Ngày đi làm thuê, tối về anh chăm chỉ tập luyện đánh đàn. Đến năm 20 tuổi, anh đã thành thạo nhiều loại nhạc cụ và có thể đi đánh đàn thuê kiếm tiền.

Trong một lần đi đánh đàn, anh tình cờ gặp chị Lê Thị Loan rồi hai người kết thành vợ chồng. Cũng là người khiếm thị, nên cả hai anh chị hiểu và chăm sóc lẫn nhau.

Say mê với tiếng đàn của anh, người con gái khiếm thị tên Loan đã vượt qua mọi rào cản để đến với anh kết nghĩa vợ chồng. Sau khi kết hôn, anh và vợ về Củ Chi mua đất trả góp để xây nhà.

Tuy nhiên, gia đình anh Đến không đồng ý hai anh chị đến với nhau, vì sợ sau này con cái sẽ giống như bố mẹ.

Thấy nhiều hoàn cảnh khiếm thị khó khăn, anh bàn với vợ đưa họ về để đùm bọc và dạy nghề. Từ đây, ngôi nhà anh chị đang ở trở thành mái ấm Mây Bốn Phương, nơi cưu mang và giúp đỡ hàng trăm số phận vất vả.

Vượt qua sự ngăn cấm của gia đình, các bạn bè và người quen cùng tổ chức đám cưới cho hai vợ chồng anh. Cả hai có với nhau bốn người con, tất cả đều lành lặn và học tốt.

Anh Đến mở lớp dạy đàn cho người khiếm thị để họ có thể tự kiếm sống với nghề. Có khoảng 100 học viên đã được anh dạy đàn và hỗ trợ việc làm miễn phí.

Chung sống bao nhiêu năm, anh Đến và vợ có ít vốn liếng nên về Củ Chi mua miếng đất nhỏ để ở. Trong thời gian này, anh Đến thấy nhiều người khiếm thị không có công ăn việc làm, mà mình lại có ít kiến thức về đàn hát nên anh nảy ra ý định dạy cho họ.
Ngoài ra, anh còn đứng ra nuôi nấng người già và hàng chục em nhỏ bị bỏ rơi, khuyết tật. 
Mỗi khóa học chỉ vài ba người, cả thầy và trò đều không thấy mặt nhau. “Dạy cho người khiếm thị vất vả và khó khăn, phải cầm tay để xác định từng phím đàn. Nhiều khi dạy cả buổi trời mà họ vẫn chưa tiếp thu được”. Anh Đến tâm sự.

Từng vươn lên từ sự khó khăn, nên anh Đến rất yêu thương mọi người trong mái ấm. Anh xem họ như cha mẹ, như con cái của mình trong nhà.

Nhưng vì tình yêu thương với những người cùng cảnh, anh quyết tâm dạy dỗ để họ có thể tự lập cho cuộc sống của bản thân bằng.

Dù là một người khiếm thị, nhưng anh Đến luôn tự làm mọi việc và còn hỗ trợ cho người khác.

Ngoài ra, anh Đến còn thành lập mái ấm để cưu mang các em nhỏ bị bỏ rơi và người già neo đơn. Mái ấm của anh tuy không lớn, nhưng lúc nào cũng ấm tình người.

Hai vợ chồng anh chị cũng đã có với nhau bốn mặt con, tất cả đều ngoan ngoãn và học hành tốt là niềm động viên cho anh chị đi làm việc nghĩa.

Mái ấm của anh cưu mang khoảng 30 người cả người già và trẻ nhỏ. Ngoài nuôi ăn ở, anh Đến còn cho các em nhỏ được đến lớp. Anh Đến chỉ có mong muốn mái ấm được cấp phép hoạt động, để anh có thể giúp đỡ thêm nhiều trường hợp.

“Tôi là một người khuyết tật nên thấu hiểu được sự khó khăn của những người đồng cảnh ngộ. Vẫn còn giúp đỡ được thì tôi sẽ giúp đỡ họ hết sức mình”, thầy giáo khiếm thị chia sẻ.

Đời thường của thiếu tá tình báo 6 lần bị cưa chân

Trong một lần đi làm nhiệm vụ, thiếu tá Nguyễn Văn Thương bị địch phát hiện và bắt giữ. Dụ dỗ không thành, chúng dùng cực hình, cưa chân ông hết lần này tới lần khác.

Nguyễn Quang

Bạn có thể quan tâm