Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bà lão bị ung thư lượm ve chai trên sông Sài Gòn

10 năm qua, bà Huệ cùng nhiều người khác đã chọn nghề lượm ve chai trên sông Sài Gòn làm kế mưu sinh. Kênh rạch, sông ngòi càng ô nhiễm thì họ càng có nhiều tiền nuôi con cháu.

Bà Phạm Thị Huệ (74 tuổi, ngụ Thủ Đức) sống ở  mé sông Sài Gòn. Đã 10 năm nay, bà Huệ lấy nghề lượm ve chai trên sông làm nghề nghiệp chính của mình.
Bà Phạm Thị Huệ (74 tuổi) sống ở mé sông Sài Gòn. Đã 10 năm nay, bà Huệ lấy nghề lượm ve chai trên sông làm nghề chính của mình.
Bà Huệ quê gốc ở Đồng Tháp. Tuy nhiên, chồng mất nên bà tay xách, nách mang cùng đứa con gái của mình lên Sài Gòn tìm việc kiếm sống.
Bà Huệ quê gốc ở Đồng Tháp, khi chồng mất bà dắt con gái lên Sài Gòn tìm việc. Tuy nhiên, sức khoẻ của bà yếu vì mang trong mình căn bệnh ung thư vòm họng.
Lên thành phố không người thân thích, bà Huệ đưa con gái ra mé sông Sài Gòn dựng chòi ở tạm, rồi tìm đủ thứ nghề để kiếm tiền nuôi con.
Lên thành phố không người thân thích, bà Huệ đưa con gái ra mé sông Sài Gòn dựng chòi ở tạm, rồi tìm đủ thứ nghề để kiếm tiền nuôi con.
Bà Huệ từng đi bán xôi, nhận may quần áo…để có tiền nuôi con. Tuy nhiên, số tiền kiếm được không bao nhiêu nên bà bỏ để đi lượm ve chai trên sông.
Bà Huệ từng đi bán xôi, nhận may quần áo… nhưng số tiền kiếm được không bao nhiêu nên bà bỏ đi lượm ve chai trên sông. Đến nay bà đã làm nghề này hơn 10 năm.
“Thấy nhiều người đi lượm ve chai trên sông Sài Gòn, vừa khỏe lại kiếm được số tiền nhiều hơn tôi đi bán xôi, nên tôi cũng sắm thuyền để theo làm nghề”, bà Huệ tâm sự những ngày mới vào nghề.
“Thấy nhiều người đi lượm ve chai trên sông Sài Gòn, vừa khỏe lại kiếm được nhiều tiền hơn đi bán xôi, nên tôi cũng sắm thuyền để theo làm nghề”, bà Huệ kể lại những ngày mới vào nghề.
Ngày đầu mới đi lượm, bà chưa quen việc nên chỉ bán được mấy chục nghìn. Nghề dạy nghề, bà dần quen với công việc nên cũng kiếm được nhiều tiền hơn.
Ngày đầu mới đi lượm, bà chưa quen việc nên chỉ bán được mấy chục nghìn. Nghề dạy nghề, bà dần quen với công việc nên cũng kiếm được nhiều tiền hơn.
Ngày nào cũng ngồi trên chiếc thuyền nhỏ, lênh đênh trên sông nước. Khổ nhất là những lúc bà Huệ đang vớt ve chai thì có những chiếc ghe lớn đi qua, sóng đánh úp cả thuyền.
Ngày nào bà cũng ngồi trên chiếc thuyền nhỏ, lênh đênh trên sông nước. Bà cho hay, khổ nhất là những lúc đang vớt ve chai thì có những chiếc ghe lớn đi qua, sóng đánh úp cả thuyền.
Theo bà Huệ, bà nhặt được đủ thức rác thải, vỏ chai nhựa trên sông. Nhiều hôm đi nhặt ve chai, bà thấy bịch rác thải thì tiện tay vứt lên bờ để làm sạch cho dòng sông.
Theo bà Huệ, bà nhặt được đủ thứ rác thải, vỏ chai nhựa trên sông. Nhiều hôm đi nhặt ve chai, bà thấy bịch rác thải thì tiện tay vứt lên bờ để làm sạch dòng sông.
“Thu nhập của cái nghề này cũng bấp bênh, lúc nhặt được nhiều ve chai thì nhiều tiền, không thì không có đồng nào”. Bà Huệ cho hay.
“Thu nhập của cái nghề này cũng bấp bênh, lúc nhặt được nhiều ve chai thì nhiều tiền. Sông càng ô nhiễm, nhiều rác thải thì tôi lại kiếm được tốt hơn" Bà Huệ cho hay.
Bản thân bà Huệ mặc phải căn bệnh ung thư vòm họng, mới mổ cách đây ba tháng, nhưng bà vẫn rang đi làm để kiếm tiền.
Bà mới mổ ung thư vòm họng được hơn ba tháng nhưng công việc mưu sinh không cho phép bà nghỉ ngơi. "Nghỉ thì không có tiền ăn uống hàng ngày chứ nói gì đến tiền thuốc thang", bà than thở.
Ngoài vớt ve chai, bà Huệ còn tranh thủ vớt cá ở trên sông để về làm bữa ăn.
Vớt ve chai trên sông cũng có nhiều điều thú vị vì hàng ngày bà vẫn bắt được những chú cá yếu, nổi lờ đờ trên mặt nước. "Có bữa tôi bắt được vài ký cá đó", bà nhoẻn miệng cười.
Mỗi ngày, bà đi từ sáng sớm đến 2h chiều mới về nhà. Sau đó thì ngồi phân loại các thứ ve chai để chờ đến cuối tuần đem bỏ cho vựa.
Mỗi ngày, bà đi từ sáng sớm đến 2h chiều mới về nhà, sau đó ngồi phân loại các thứ ve chai để chờ đến cuối tuần đem bỏ cho vựa.
Tuy nhiên, những chai nhựa bà lượm được trên sông, về phải dùng bàn chải chà sạch từ trong ra ngoài thì mới bán được.
Tuy nhiên, những chai nhựa bà lượm được trên sông phải dùng bàn chải chà sạch từ trong ra ngoài thì mới bán được.
Niềm vui nhỏ nhỏ cuối ngày của bà Huệ, có lẽ là lúc được chơi đùa bên đứa cháu ngoại 3 tuổi của mình.
Niềm vui nhỏ nhỏ cuối ngày của bà Huệ, có lẽ là lúc được chơi đùa bên đứa cháu ngoại 3 tuổi.
Ngôi nhà bà cùng con gái và đứa cháu ngoại đang ở gần bờ sông, là đất mượn của người khác để cất nhà. Dù vậy, bà cảm thấy vui vì có một chỗ chui ra, chui vào.
Ngôi nhà bà cùng con gái và đứa cháu ngoại đang ở gần bờ sông, là đất mượn của người khác để cất nhà. Dù vậy, bà cảm thấy vui vì có một chỗ "chui ra, chui vào".

Nguyễn Quang

Bạn có thể quan tâm