Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cụ ông 'bao đồng' 30 năm vớt rác không công

Suốt 30 năm nay, ngày nắng cũng như ngày mưa, ông Tân lụi cụi vớt rác trên kênh Cầu Mé (quận 11, TP.HCM) không màng công xá.

Hàng ngày, nhiều người qua lại kênh Cầu Mé (quận 11) vẫn thấy một ông cụ lụi cụi vớt rác từ dưới dòng kênh đen tấp lên bờ. Ông tên là Phạm Văn Tân (75 tuổi), ngụ tại hẻm 161/104 đường Lạc Long Quân, phường 3, quận 11.
Hàng ngày, nhiều người qua lại kênh Cầu Mé (quận 11) vẫn thấy một ông cụ lụi cụi vớt rác từ dưới dòng kênh đen tấp lên bờ. Đó là ông Phạm Văn Tân (75 tuổi), ngụ tại đường Lạc Long Quân, phường 3, quận 11.
Đã gần 30 năm nay, ông Tân tình nguyện ra dọn dẹp rác ở dòng kênh Cầu Mé để người dân sống gần đó không phải chịu cảnh ngửi mùi hôi thối.
Đã gần 30 năm nay, ông Tân tình nguyện ra dọn dẹp rác ở dòng kênh Cầu Mé để người dân sống gần đó đỡ phải chịu mùi hôi thối. Nhiều người gọi ông với cái tên trìu mến "Ông bao đồng".
Theo ông Tân, trước năm 1975, khi dân cư còn thưa thì kênh Cầu Mé rất sạch sẽ. Sau này, nhiều người đến sinh sống nên vứt rác thải ra kênh khiến dòng kênh ùn ứ, bốc mùi.
Theo ông Tân, trước năm 1975, dân cư còn thưa thì kênh Cầu Mé rất sạch sẽ. Sau này, nhiều người đến sinh sống nên vứt rác thải ra kênh khiến dòng kênh ùn ứ, bốc mùi. Ông Tân không chịu nổi cảnh dòng kênh xanh trong ngày nào biến thành con lạch thối, nên hàng ngày tự nguyện vớt rác trôi nổi.
Thấy dòng kênh quá dơ bẩn, ông không chịu được nên ra dọc bờ kênh vớt rác lên. Lúc đầu mới làm, nhiều người trong khu phố xì xào bàn tán vì thấy ông rỗi công, đi làm mấy chuyện của “Nhà nước”.
Lúc đầu khi ông mới làm việc bao đồng này, nhiều người trong khu phố xì xào, bàn tán vì thấy ông rỗi công, đi làm mấy chuyện của “Nhà nước”.
Nhưng lâu dần, mọi người thấy ông làm việc có ích cho cuộc sống, nên ai nấy đều khen ngợi và nể phục.
Nhưng lâu dần, thấy ông làm việc có ích cho cuộc sống, nên ai nấy đều khen ngợi và nể phục.
Có người đi ngang qua, thấy ông đang bốc rác nên dừng lại cho ít tiền để ông uống nước, người khác lại mời ông ổ bánh mì, tô hủ tiếu để ông có sức khỏe làm chuyện “bao đồng”.
Có người đi ngang qua, thấy ông đang bốc rác nên dừng lại cho ít tiền để ông uống nước, người khác lại mời ông ổ bánh mỳ, tô hủ tiếu để ông có sức khỏe làm chuyện “bao đồng”.
Tuy nhiên, điều ông Tân trăn trở nhất là chuyện dù bốc rác dưới kênh lên, nhưng rác vẫn nằm tấp đống gần đó vì xe rác không chịu đến vận chuyển đi.
Tuy nhiên, điều ông Tân trăn trở nhất là dù đã cố công vớt rác dưới kênh lên, nhưng lại tấp đống gần đó vì xe rác không chịu đến thu gom, vận chuyển.
Theo lời ông, nhiều khi trời nắng nóng, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc tỏa ra khắp khu phố từ đống rác trên. Cũng vì không có xe đến lấy rác, nên gần đây ông chỉ hốt rác một tuần/lần.
Theo lời ông, nhiều khi trời nắng nóng, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc tỏa ra khắp khu phố. Cũng vì không có xe đến lấy rác, nên gần đây ông chỉ hốt rác mỗi tuần một lần.
Ở dưới dòng kênh Cầu Mé đủ các loại rác thải từ túi nilo, xác động vật, các mảnh kim loại… rất nguy hiểm. Trong quá trình làm việc, ông từng bị các mảnh kim loại đâm chảy máu nhiều lần.
Tuy nhiên, không vì chuyện đó mà ông ngừng việc đã làm suốt nhiều năm qua. Ông bảo: "Nhìn rác thải lấp kín kênh rạch khiến tôi bứt rứt, như thể có cái gai trong mắt vậy". Ở dưới dòng kênh Cầu Mé đủ các loại rác thải từ túi nilon, xác động vật, các mảnh kim loại… rất nguy hiểm. Trong quá trình làm việc, ông từng bị các mảnh kim loại đâm chảy máu nhiều lần.
Cũng may là thịt ông lành, nên chỉ vài bữa vết thương tự lành để ông tiếp tục công việc của mình.
Nhưng trời cho ông sức khoẻ, da thịt lành lặn nên đến giờ ông vẫn bình an, vô sự.
Ông Tân còn mua sẵn chiếc đèn pin, lỡ ban đêm mà rác nhiều bốc mùi thì ông sẽ đi vớt trong đêm. Một mình ông cứ cặm cụi với công việc.
Một mình, cô độc, kiên nhẫn như chờ đợi sự hồi sinh của dòng kênh song những cư dân sông bên kênh vẫn tiện tay ngày ngày xả rác xuống khiến công việc ông làm như "dã tràng xe cát".
Chính quyền nơi đây đã có những biển cấm, phạt nhưng đều vô tác dụng. Dòng kênh ngày ngày vẫn đang hứng chịu lượng rác lớn từ sinh hoạt của người dân
Dù chính quyền nơi đây đã có những biển cấm, phạt nhưng đều vô tác dụng. Dòng kênh ngày ngày vẫn đang hứng chịu lượng rác lớn từ sinh hoạt của người dân
Việc bốc rác dưới kênh là do ông tự nguyện làm, dù gia đình không khá giả. Con cái của ông đã có gia đình, ra ở riêng. Hai vợ chồng ông ở với nhau trong căn nhà cấp bốn nhỏ.
Ông Tân sống cùng vợ trong căn nhà cấp 4 nhỏ bé, ông than thở: "Tui như bị trời đày chứ lẽ ra tuổi này thì cứ nghỉ ngơi, sống nhàn nhã với con cháu".
Ngoài việc hốt rác, ông Tân còn phụ vợ làm hàng thủ công để kiếm tiền sống qua ngày. Việc làm của ông, được chính quyền ghi nhận và trao nhiều bằng khen để khích lệ tinh thần.
Ngoài việc hốt rác, ông Tân còn phụ vợ làm hàng thủ công để kiếm tiền sống qua ngày. Việc làm của ông, được chính quyền ghi nhận và trao nhiều bằng khen để khích lệ tinh thần.

Nguyễn Quang

Bạn có thể quan tâm