Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tình trạng cụ bà 95 tuổi bị cảnh sát Australia dùng súng điện bắn

Clare Nowland - cụ bà 95 tuổi bị cảnh sát ở Cooma (Australia) dùng súng điện bắn vào tuần trước, vẫn trong “giấc ngủ say” và cảm thấy thoải mái, với gia đình xung quanh.

Bà Clare Nowland, người bị cảnh sát bắn súng điện hôm 17/5, từng xuất hiện trên mặt báo khi đi nhảy dù để kỷ niệm sinh nhật thứ 80. Ảnh; Australian Broadcasting Corp.

Linh mục giáo xứ Mark Croker đã đến thăm cụ bà Clare Nowland hôm 21/5, nói rằng bà thoải mái và vẫn còn trong một "giấc ngủ sâu", Guardian đưa tin.

“Tôi nghĩ bà ấy biết rằng gia đình luôn ở bên... Một trong số họ nói trong vài ngày qua, bà đã nắm tay một thành viên gia đình và hôn lên tay họ”, linh mục Croker cho biết.

“Một vài lần bà ấy đã siết chặt tay của một thành viên trong gia đình. Dù sao thì bà ấy cũng thấy thoải mái, đó là điểm chính”, ông nói thêm.

Linh mục Croker cho biết gia đình hiểu tình trạng thực tế của bà Nowland.

“Tôi nghĩ họ rất thực tế và có lẽ người mẹ đã truyền cho họ niềm tin vào một cuộc sống bên kia”, ông nói.

Cụ bà Nowland, 95 tuổi, vẫn nằm trong bệnh viện khu vực Cooma, trong tình trạng nguy kịch với vết thương ở đầu do ngã ngửa sau khi trúng súng điện.

Ủy viên cảnh sát New South Wales, Karen Webb, đã nói chuyện với đài phát thanh 2GB vào hôm 22/5 về cách cảnh sát xử lý vụ việc. Webb xác nhận bà đã xem tuyên bố đầu tiên trước khi nó được công khai vào hôm 17/5 - ngày cảnh sát sử dụng súng điện bắn bà Nowland tại cơ sở chăm sóc người già Yallambee Lodge.

Tuyên bố cho biết một phụ nữ lớn tuổi đã “bị thương nặng trong quá trình đối thoại với cảnh sát tại cơ sở chăm sóc người già ở phía nam của bang ngày hôm nay”. Tuy nhiên, tuyên bố không đề cập đến việc cảnh sát sử dụng súng điện đối với một cụ bà mắc chứng mất trí nhớ.

Webb cho biết cảnh sát "không che giấu bất cứ điều gì".

“Điều quan trọng là gia đình đã được thông báo về tình hình một cách thực tế trước khi chúng tôi công khai, và tôi nghĩ điều đó là rất cần thiết”, bà nói.

Hôm 22/5, số lượng cuộc gọi yêu cầu một cuộc điều tra độc lập rộng hơn về cách cảnh sát đối xử với những người mắc chứng mất trí nhớ đã tăng lên.

Nó diễn ra sau khi Guardian đưa tin 6 sĩ quan đã còng tay một người khác ở viện dưỡng lão - Rachel Grahame - vào năm 2020 sau khi bà giật dây đeo cổ của nhân viên.

Cụ thể, Guardian Australia hôm 21/5 tiết lộ cảnh sát đã dùng còng tay để khống chế một cụ bà 81 tuổi, nặng 45 kg, mắc chứng mất trí nhớ trong viện dưỡng lão Randwick vào năm 2020, sau khi nhân viên gọi điện.

Video về vụ việc cho thấy bà Rachel Grahame, người mắc chứng mất trí nhớ bị còng tay, la hét và lo lắng khi cảnh sát liên tục yêu cầu bà bình tĩnh.

Thành viên Hội đồng lập pháp New South Wales, Sue Higginson, cho biết cảnh sát nên đảm bảo một cuộc điều tra độc lập về việc họ xử lý những trường hợp như vậy.

“Những gì xảy ra với bà Nowland cần phải là một bước ngoặt”, bà Higginson nói. “Thông tin chi tiết về vụ bắt giữ bà Rachel Grahame (81 tuổi) bằng bạo lực vào năm 2020 được tiết lộ ngày hôm qua cho thấy cảnh sát NSW không đạt được bất kỳ tiến triển nào kể từ vụ việc đó, và thực tế là mọi thứ còn trở nên tồi tệ hơn”.

“Chúng ta cần làm những điều khác biệt và điều đó phải bắt đầu bằng cuộc điều tra đầy đủ bởi một cơ quan độc lập thích hợp, đó là LECC (Ủy ban Thực thi Pháp luật)”, bà cho biết.

Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế

Mục Thế giới giới thiệu cuốn “Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.

> Độc giả có thể xem thêm tại đây.

Cảnh sát Australia dùng súng điện bắn cụ bà 95 tuổi bị đãng trí

Cảnh sát bang New South Wales đã mở cuộc điều tra nội bộ sau khi thành viên của lực lượng này sử dụng súng điện với một cụ bà 95 tuổi vào hôm 17/5, AP đưa tin.

'Bệnh nổ súng vội' cắm sâu trong lòng nước Mỹ

Các vụ nổ súng chỉ vì nhầm lẫn trong thời gian gần đây một lần nữa đặt ra câu hỏi về luật súng đạn ở quốc gia có số súng còn nhiều hơn cả số dân.

Bạn có thể quan tâm