Nhà chức trách Abu Dhabi nói đây là bằng chứng cho thấy việc mua bán ngọc trai đã diễn ra từ thời Đồ đá mới, theo AFP.
Viên ngọc trai tự nhiên được tìm thấy trong quá trình khai quật công trình kiến trúc sớm nhất ở UAE trên đảo Marawah, nằm ngoài khơi Abu Dhabi.
"Tầng đất nơi tìm thấy viên ngọc trai là carbon vào những năm 5800-5600 trước Công nguyên", Mohamed al-Muabarak, chủ tịch cơ quan văn hóa và du lịch Abu Dhabi, cho hay.
"Khám phá về viên ngọc trai lâu đời nhất thế giới ở Abhu Dhabi cho thấy rõ rừng lịch sử kinh tế, văn hóa gần đây của chúng ta rất nhiều thứ có nguồn gốc từ thời tiền sử".
Viên ngọc trai 8.000 năm tuổi được tìm thấy ở UAE. Ảnh: AFP. |
Việc khai quật di tích ở Marawh, vốn đã làm sụp đổ nhiều kiến trúc đá thời Đồ đá mới, cũng giúp tìm thấy đồ gốm, chuỗi hạt làm từ vỏ sò và đá, cũng như mũi tên bằng đá lửa.
Viên ngọc trai sẽ được trưng bày lần đầu trong triển lãm 10,000 Years of Luxury từ ngày 30/10 tại bảo tàng Louvre Abu Dhabi.
Các chuyên gia UAE tin rằng ngọc trai đã được đem ra giao dịch với người Mesopotamia thời cổ Iraq để đổi lấy đồ gốm và các hàng hóa khác. Chúng cũng có thể được dùng làm trang sức.
"Nhà buôn trang sức người Venice, Gasparo Balbi, vốn từng đi qua khu vực, từng nói các hòn đảo ngoài khơi Abu Dhabi là nơi cung cấp ngọc trai vào thế kỷ 16", cơ quan văn hóa Abu Dhabi cho biết.
Ngành ngọc trai từng là trụ cột của nền kinh tế UAE nhưng việc mua bán đã tàn lụi vào thập niên 1930 với sự xuất hiện của ngọc trai nuôi Nhật Bản cũng như các cuộc xung đột làm chao đảo các nền kinh tế thế giới.