Bà Lê Thị Thủy. |
Ngày 5/11, ông Vũ Lê Hùng, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Vinh (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An), cho biết địa phương đã nhận được thông tin từ Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Nghệ An về việc xác minh thông tin một người phụ nữ trên địa bàn mất tích nhiều năm nay.
Trước đó, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Nghệ An nhận được đề nghị tiếp nhận một người phụ nữ từ Đồn cửa khẩu Lý Vạn, tỉnh Cao Bằng.
Người phụ nữ khai tên là Lê Thị Thủy (56 tuổi, trú tại xã Quỳnh Vinh, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), bị bán sang Trung Quốc từ năm 1997. Bà Thủy nói có bố tên Châu, mẹ tên Hiêu, các chị gái tên Hồng, Hường, Hoa, anh trai tên Hòa.
Ngay sau đó, Đồn cửa khẩu Lý Vạn đã làm các thủ tục cần thiết, hỗ trợ tiền và đưa người phụ nữ này ra bắt xe chở về Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Nghệ An.
Sau khi tiếp nhận, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Nghệ An thông báo tới các địa phương và trên các phương tiện thông tin đại chúng để tìm thân nhân cho người phụ nữ này.
“Chính quyền địa phương đã nắm bắt được thông tin và tiến hành xác minh, bà Lê Thị Thủy chính là công dân trên địa bàn, đi vắng một thời gian khá lâu”, ông Hùng xác nhận.
Được biết, từ năm 2013, sau khi chia tách và thành lập đơn vị hành chính cấp huyện mới theo Nghị quyết 47/NQ-CP của Chính phủ, xã Quỳnh Vinh thuộc thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
Những cuốn sách hay về biển đảo Việt Nam
Cà Nóng chu du Trường Sa là một cuốn sách thú vị về biển đảo, là chuyến du hành ngược thời gian để khám phá những cột mốc lịch sử của cha ông trong tiến trình chinh phục và gìn giữ biển đảo.
Ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Việt Nam thời Nguyễn cung cấp một cái nhìn tổng quát về ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn và ở Việt Nam trong thời kỳ đầu của vương triều Nguyễn (1802-1945). Các chúa Nguyễn đã lập những đội thuyền như: Thanh Châu, Hải Môn, Bắc Hải,… để vượt biển đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cắm cột mốc khẳng định chủ quyền