Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tìm ra manh mối đầu tiên về ‘vật chất tối’ bí ẩn của vũ trụ

Gần 2 năm sau khi được lắp đặt trên trạm vũ trụ quốc tế (ISS), gã khổng lồ được thiết kế nhằm tìm kiếm các hạt vật lý đã tìm thấy manh mối về sự tồn tại của “vật chất tối”, chiếm khoảng 1/4 thể tích vũ trụ.

Tìm ra manh mối đầu tiên về ‘vật chất tối’ bí ẩn của vũ trụ

Gần 2 năm sau khi được lắp đặt trên trạm vũ trụ quốc tế (ISS), gã khổng lồ được thiết kế nhằm tìm kiếm các hạt vật lý đã tìm thấy manh mối về sự tồn tại của “vật chất tối”, chiếm khoảng 1/4 thể tích vũ trụ.

Trong vài thập kỷ qua, các nhà khoa học luôn tin rằng thành phần vũ trụ chỉ bao gồm 5% là nguyên tử hay nói cách khác, chính là những dạng vật chất mà chúng ta biết và nhìn thấy. Điều này đồng nghĩa với 95% còn lại là những thứ mà chúng ta không thể quan sát được. Khoảng 71% trong số đó là bí ẩn được gọi là “năng lượng tối” và 24% còn lại chính là vật chất tối.

 
Thiết bị Alpha Magnetic Spectrometer.

Trong khi các nghiên cứu cho rằng “năng lượng tối” chính là dạng năng lượng lấp đầy khoảng không bao la, nguyên nhân của sự giãn nở vũ trụ, với khả năng di chuyển hàng tỷ tỷ thiên hà đủ mọi kích cỡ thì “vật chất tối” vẫn còn nằm ngoài sự hiểu biết của con người. Sở dĩ, không thể phát hiện được “vật chất tối” bởi nó không tương tác với vật chất thông thường.

Tuy nhiên, thiết bị khổng lồ có tên Alpha Magnetic Spectrometer (AMS - quang phổ từ alpha) được các nhà khoa học đưa lên ISS gần 2 năm trước đây vừa phát hiện được những bằng chứng đầu tiên về sự tồn tại của “vật chất tối”. Là dự án mang tính chất quốc tế được phối hợp điều hành bởi các nhà khoa học hàng đầu từ 16 quốc gia dưới sự chỉ đạo của giáo sư Samuel Ting, Viện công nghệ Massachusetts, AMS đã cho những thành quả đầu tiên.

AMS được gắn trên ISS.

AMS được tàu con thoi Endeavour của NASA đưa vào không gian trong nhiệm vụ cuối cùng hồi năm 2011. Kể từ tháng 5 cùng năm, AMS được gắn vào phần ngoài trạm quốc tế ISS. Nó được thiết kế để lọc những tia vũ trụ, tìm ra những hạt vật chất và phản vật chất vô tình chiếu vào xung quanh quá trình di chuyển trên quỹ đạo trái đất. Dữ liệu mà AMS ghi nhận sẽ được chuyển về trái đất để phân tích.

Sau hơn 25 tỷ sự kiện được ghi nhận trong 18 tháng hoạt động, AMS cho các nhà khoa học cái nhìn rõ nét hơn về vật chất trong vũ trụ. Dù chưa thể đưa ra kết luận chính xác về những dấu hiệu khả nghi AMS tìm thấy nhưng nhưng các chuyên gia hàng đầu tin tưởng, chúng sẽ sớm cho biết về vật chất tối, tồn tại trong vũ trụ.

Năng lượng tối chiếm khoảng 1/4 thể tích vũ trụ.

Ngoài ra, AMS với trọng lượng 8.500kg sẽ hoạt động liên tục cho tới khi trạm vũ trụ ISS bị khai tử, dự kiến vào năm 2020 hoặc lâu hơn. Chính vì lẽ đó, những khám phá về vũ trụ của thiết bị này cũng sẽ tăng lên liên tục. Tuy khối lượng công việc khổng lồ nhưng đây là cơ hội giúp các nhà khoa học tìm hiểu rõ hơn về “vật chất tối”, chiếm gần 1/4 thể tích vũ trụ.

Video: Quá trình truy tìm vật chất tối của AMS.

Trịnh Duy

Theo Infonet

Trịnh Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm