Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tìm mô hình nhà xuất bản phù hợp

Ông Nguyễn Anh Vũ, Giám đốc - Tổng biên tập NXB Văn học, đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, thống nhất mô hình các nhà xuất bản.

nxb van hoc anh 1

Theo Giám đốc, Tổng biên tập NXB Văn học, để xuất bản trở thành ngành công nghiệp văn hóa, tri thức, cần tháo gỡ những khó khăn mang tính hệ thống. Ảnh minh họa: Thanh Trần.

Trong khoảng gần 10 năm trở lại đây, đặc biệt là sau khi Luật Xuất bản 2012 chính thức có hiệu lực, hoạt động xuất bản đã ngày càng đi vào hoạt động quy củ, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật.

Đồng thời với đó, hoạt động xuất bản cũng ngày càng hướng đến tính chuyên nghiệp, dần dần nỗ lực chuyển mình để thích ứng với sự “nóng lạnh” của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, có thể thấy rằng những thành quả của hoạt động xuất bản trong thời gian qua vẫn chỉ là những nỗ lực tự phát của một số nhà xuất bản có tiềm lực. [...]

Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên là bởi ngành xuất bản chưa có một chiến lược phát triển tổng thể có tính chất lâu dài, bền vững. Điều đó đã dẫn đến việc không có cơ chế đầu tư, hỗ trợ về chi phí cho hoạt động xuất bản, cơ sở vật chất ngày một lạc hậu, xuống cấp, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng đi xuống… Trong đó, nguyên nhân căn cốt chính là việc không thống nhất về mô hình các nhà xuất bản.

Quy định của Luật Xuất bản về mô hình các nhà xuất và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động.

Theo quy định của Luật Xuất bản, các nhà xuất bản được tổ chức và hoạt động theo hai loại hình: đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu. Hiện nay, toàn ngành xuất bản có 57 nhà xuất bản, trong đó có 17 nhà xuất bản tổ chức hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước, tự hạch toán kinh doanh.

Có thể thấy rằng mô hình hoạt động, tổ chức của các nhà xuất bản hiện nay chưa thống nhất để có thể đưa ra cơ chế chính sách chung, sao cho các nhà xuất bản đều được hưởng những cơ chế, chính sách một cách hợp lý, chưa tạo điều kiện thuận lợi để một số nhà xuất bản phát huy hết nội lực của mình để phát triển.

Ngay trong nội tại mô hình tổ chức và hoạt động của các nhà xuất bản hiện nay cũng đang tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng, các nhà xuất bản tự hạch toán, tự chủ về tài chính trong hoạt động lại phải cạnh tranh với các sản phẩm của các nhà xuất bản được đầu tư hạ tầng, hỗ trợ chi phí.

Trong bối cảnh đó, khó khăn đặc biệt tập trung vào nhóm các nhà xuất bản hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nước. Bên cạnh việc phải tự trang trải toàn bộ chi phí cho hoạt động của đơn vị, các nhà xuất bản này còn phải chịu giá thuê nhà đất, trụ sở rất cao, việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng, các quy định về lợi nhuận hàng năm, về bổ sung vốn điều lệ trong bối cảnh lợi nhuận kinh doanh ngày một xuống thấp… cũng đang là gánh nặng cho các nhà xuất bản trong khối doanh nghiệp.

Cũng bởi những hạn chế, bất cập trong mô hình hoạt động nên ngay cả việc bổ sung vốn, hỗ trợ nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động cho các nhà xuất bản (khối doanh nghiệp) thực hiện nhiệm vụ xuất bản theo tôn chỉ, mục đích của đơn vị theo quy định của Luật Xuất bản, đến nay vẫn chưa thực hiện được.

Giải pháp tháo gỡ khó khăn, bất cập về mô hình các nhà xuất bản và thực tiễn triển khai.

Trước yêu cầu phát triển sự nghiệp xuất bản trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến hoạt động xuất bản để điều chỉnh từng mặt của hoạt động xuất bản, trong đó có đặt ra vấn đề mô hình nhà xuất bản như: Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 25/08/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản, văn bản số 289-TB/TW ngày 04/12/ 2009 thông báo kết luận của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng mô hình nhà xuất bản trước yêu cầu mới, Thông báo kết luận số 19-TB/TW ngày 29/12/2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 42 của Ban Bí thư khóa IX về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản, và gần đây nhất là Nghị quyết Trung ương 6 khóa 12, Nghị quyết số 08/2018/NQ-CP của Chính phủ.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, một số bộ, ngành, địa phương đã tích cực nghiên cứu việc chuyển đổi hoạt động từ loại hình doanh nghiệp sang đơn vị sự nghiệp theo tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước nhưng vẫn rất khó khăn để có phương án phù hợp. Vấn đề cốt yếu ở đây là chưa có những quy định hướng dẫn cụ thể để triển khai thực hiện. Đơn cử như Nhà xuất bản Thanh Hóa đã triển khai việc chuyển đổi về mô hình đơn vị sự nghiệp từ năm 2015 đến nay vẫn đang còn ách tắc.

nxb van hoc anh 2

Ông Nguyễn Anh Vũ tại buổi tuyên dương người làm xuất bản tiêu biểu. Ảnh: FBNV.

Đề xuất, kiến nghị

Về cơ chế chính sách

Để giải quyết tồn tại trên nhằm đưa ngành xuất bản ngày một phát triển, tương xứng với tiềm năng sẵn có, thực sự trở thành một ngành công nghiệp văn hóa, tri thức, cần gấp rút xây dựng một chiến lược phát triển tổng thể ngành xuất bản lâu dài, bền vững, vừa đảm bảo tính chất đặc thù của hoạt động xuất bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, vừa thích ứng với quy luật phát triển của khu vực và thế giới.

Cần sớm có sự thống nhất về mô hình của các nhà xuất bản vì chỉ như vậy mới có thể đưa ra những cơ chế, chính sách, chiến lược phát triển đồng nhất cho các nhà xuất bản.

Để ngành xuất bản có thể phát triển ở hiện tại và cả trong tương lai xa giữa bối cảnh hội nhập hiện nay, nhìn nhận một cách khách quan, mô hình doanh nghiệp là mô hình thích hợp nhất. Tuy nhiên, cần phải xây dựng những cơ chế, chính sách đặc thù đối với loại hình doanh nghiệp các nhà xuất bản với tư cách là những đơn vị hoạt động trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng. Đó là cơ chế, chính sách về giá thuê nhà đất, trụ sở, về miễn, giảm các loại thuế, về đầu tư cơ sở hạ tầng, chi phí xuất bản, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ, ưu đãi lãi suất vay vốn ngân hàng, các dự án đặt hàng lâu dài, có chiều sâu…

Trong bối cảnh thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, của chuyển đổi số đang ngày một ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ, sâu rộng đến từng lĩnh vực, từng ngành nghề, đây cũng chính là một cơ hội lớn để hiện đại hóa ngành xuất bản. Cần gấp rút xây dựng một chiến lược, một lộ trình áp dụng thế mạnh của công cuộc chuyển đổi số vào hoạt động xuất bản ở cả ba công đoạn: xuất bản, in, phát hành. Có thể, ở một vài công đoạn những ứng dụng của khoa học công nghệ chưa thay thế được hoàn toàn trí tuệ con người, tuy nhiên xét một cách tổng thể, chắc chắn, những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ phục vụ hữu ích cho ngành xuất bản trong việc tiết kiệm chi phí, tiết giảm nguồn nhân lực, ở góc độ nào đó là giảm thiểu ô nhiễm môi trường, không gian lưu trữ… và đặc biệt là khả năng kết nối trong việc khai thác nguồn dữ liệu, tìm hiểu, khai thác nhu cầu thị trường, thị hiếu người đọc giữa bối cảnh thế giới ngày một “phẳng”.

Về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

Xây dựng kế hoạch và nguồn kinh phí đào tạo nguồn nhân lực ngành xuất bản theo hai nhóm:

- Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức lý luận, chính trị, chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao về hàm lượng tri thức trong nội dung xuất bản phẩm.

- Đào tạo, nâng cao về ứng dụng khoa học công nghệ để đáp ứng yêu cầu của công cuộc chuyển đổi số nhằm hiện đại hóa ngành xuất bản.

Về chính sách đầu tư hạ tầng, hỗ trợ chi phí sản xuất kinh doanh

Nghiên cứu ban hành chính sách đặc thù về đầu tư tài chính, bổ sung vốn cho các nhà xuất bản để nâng cấp hạ tầng, cơ sở vật chất, thiết bị sản xuất, xây dựng nguồn nội dung cơ sở dữ liệu…

Đầu tư, nâng cấp về ứng dụng khoa học công nghệ để từng bước hiện đại hóa, nâng cao chất lượng kỹ, mỹ thuật các sản phẩm truyền thống, đổi mới phương thức quản trị sản xuất kinh doanh; tiếp cận và sản xuất các loại hình xuất bản mới như sách điện tử, sách nói…; phát triển các hình thức quảng bá, kinh doanh phát hành trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin như trang thông tin tuyên truyền, trang thương mại điện tử bán hàng trực tuyến, thư viện sách điện tử…

Có chính sách đặt hàng với nguồn kinh phí lớn để các nhà xuất bản thực hiện lâu dài, có trọng điểm, có chiều sâu.

Có chính sách đặc thù về hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng đối với các nhà xuất bản có nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Có thể nói, tất cả bất cập dẫn đến những khó khăn trong hoạt động của các nhà xuất bản, đồng thời hạn chế sự phát triển của ngành xuất bản trong bối cảnh hiện nay đều bắt nguồn từ mô hình hoạt động của các nhà xuất bản. Vấn đề bao giờ thống nhất được mô hình các nhà xuất bản lâu nay vẫn là một câu hỏi lớn, tồn tại dai dẳng chưa có giải pháp. Giải quyết được vấn đề này, chắc chắn sẽ tháo gỡ được những khó khăn mang tính hệ thống của ngành xuất bản, đưa ngành xuất bản ngày một phát triển, tương xứng với tiềm năng sẵn có, thực sự trở thành một ngành công nghiệp văn hóa, tri thức.

Dao song va dao nghe phai hoa quyen voi nhau hinh anh

Đạo sống và đạo nghề phải hòa quyện với nhau

0

Rất hiếm ai có một cuộc sống hạnh phúc mà lại không hạnh phúc với việc mình làm. Nếu “đạo sống” và “đạo nghề” của một người không hòa quyện với nhau hay thậm chí trái ngược nhau thì người đó rất khó có được một cuộc sống hay cuộc đời trọn vẹn. - Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Nguyễn Anh Vũ / Giám đốc, Tổng biên tập NXB Văn học

Bạn có thể quan tâm