Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành dệt may, da giày Việt Nam

Chiều 28/12, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ chủ trì cuộc giao ban tháng 12 giữa ban chỉ đạo ngoại giao kinh tế với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ (giữa) tại buổi giao ban. Ảnh: Thế giới và Việt Nam.

Tại cuộc họp, các đại biểu đánh giá tình hình kinh tế thế giới năm 2023 tiếp tục diễn biến khó khăn. Dệt may, da giày là các ngành đối diện trực tiếp với khó khăn trong ngắn hạn về thu hẹp thị trường, sụt giảm đơn hàng và đơn giá, khó khăn nội tại về nguồn vốn, chi phí đầu vào,...

Về dài hạn, dệt may và da giày đứng trước các thách thức lớn về yêu cầu chuyển đổi mạnh mẽ mô hình sản xuất theo hướng bền vững, xanh, tuần hoàn và đáp ứng các quy định mới liên quan đến lao động, nguồn gốc xuất xứ, khả năng tái chế của sản phẩm từ các thị trường chủ chốt như Mỹ, EU.

Bên cạnh đó, dệt may và da giày của Việt Nam cũng gặp phải cạnh tranh lớn từ một số nước đang phát triển đang đẩy mạnh sản xuất trong bối cảnh phục hồi kinh tế và thực hiện hiệu quả chiến lược “xanh hóa” các nhà máy sản xuất.

Các hiệp hội, doanh nghiệp đề nghị các cơ quan đại diện tiếp tục chia sẻ thông tin, cảnh báo rủi ro về thị trường, kết nối giao thương, đặc biệt là chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong đáp ứng các yêu cầu, quy định mới về nguyên liệu, công nghệ, lao động và phát triển bền vững,...

Các hiệp hội, doanh nghiệp cũng đề nghị Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện nghiên cứu, tư vấn về những vấn đề mang tầm chiến lược như xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Việt Nam, thu hút nguồn lực phục vụ chuyển đổi xanh, chuyển đổi số,...

Các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện đề nghị các hiệp hội, doanh nghiệp xây dựng chiến lược xúc tiến, quảng bá hiệu quả để tăng cường sự hiện diện của thương hiệu Việt Nam ở các thị trường lớn như Mỹ, EU; nghiên cứu thành lập trung tâm nghiên cứu về đổi mới dệt may và da giày với một số đối tác phù hợp; tận dụng hiệu quả hơn nữa các hiệp định FTA thế hệ mới như CPTPP...

Các cơ quan đại diện cũng mong muốn nhận được các đề nghị cụ thể để triển khai hỗ trợ hiệu quả nhu cầu của các hiệp hội, doanh nghiệp trong nước.

Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế

Mục Thế giới giới thiệu cuốn “Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.

> Độc giả có thể xem thêm tại đây.

Thúc đẩy hơn nữa đầu tư của châu Âu vào Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định chuyến thăm của Thủ tướng đến 3 nước châu Âu có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện mong muốn hợp tác và sự coi trọng của các bên.

Việt Nam nhận 15,5 tỷ USD hỗ trợ chuyển đổi xanh

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nói việc thông qua tuyên bố JETP với các đối tác quốc tế thể hiện cam kết mạnh mẽ và nỗ lực của Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậu.

Vân Đinh

Bạn có thể quan tâm