Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tim Cook từng bị dè chừng tại chính quê nhà

Là một học sinh xuất sắc, nhưng Cook không được công nhận tại quê nhà vì những hoạt động ủng hộ người đồng tính.

Tim Cook vừa được vinh danh âm thầm tại một thành phố nhỏ ở Robertdale, Alabama, theo tờ The Washington Post. Cư dân ở đây đã viết một bản lý lịch về Cook vào thứ Ba, tiết lộ nhiều câu chuyện về nơi ông sinh ra và lớn lên.

Bài viết có nội dung cơ bản, Cook sinh ra vào năm 1960, mẹ ông làm việc tại hiệu thuốc của thành phố và người cha kiếm sống ở bến thuyền tại Mobile, Alabama. Cook có hai anh em trai. Họ sống tại miền Nam. Gia đình ông rõ ràng không giàu có, và không thể mua nổi một chiếc máy đánh chữ khi ông lớn lên.

Cũng theo báo này, Cook là một siêu sao tại trường trung học, thành viên Cộng đồng Danh dự Quốc gia, và học đại học Auburn tại Alabama, nơi đã khởi đầu con đường trở thành CEO Apple của ông.


Dù vậy, quê nhà của ông dường như không muốn khoe khoang những thành tích đó. Nhiều người tin rằng việc Cook ủng hộ quyền lợi của người đồng tính đã khiến họ e ngại.

Thị trưởng thành phố Robertsdale là Charles Murphy nói với The Washington Post rằng “chúng tôi rất tôn trọng ông ấy”, dẫu vậy, những cư dân khác của thành phố vẫn dè chừng Cook. Một giám mục địa phương thậm chí ngưng dùng iPad vì lý do đó. Một sếp cũ của Cook thậm chí nói rằng ông ấy vẫn phản đối việc Cook đấu tranh vì quyền lợi của người đồng tính cho đến tận ngày nay.

Một lý do khác có thể đến từ việc Cook muốn giữ kín chuyện cá nhân. Khi mẹ ông mất vào năm ngoái, tờ báo địa phương đã không đăng cáo phó, mà theo nhiều người là vì Cook yêu cầu.

Dù hằng ngày vẫn tham dự những cuộc hội họp trị giá tỷ USD, hay tranh luận với FBI về việc mở khóa điện thoại của khủng bố, Cook vẫn rất nhạy cảm về vấn đề cá nhân, vì thế ghi chú của thành phố trở thành một trong những tài liệu giá trị nhất về thời niên thiếu của vị CEO quyền lực.

Hồ sơ cũng bao gồm nhiều bài phát biểu của Cook, trong đó có quan điểm chán ghét bạo lực do nhóm KKK thực hiện ở ngoại vi Robertsdale vào những năm 1970.

“Việc đốt thánh giá là biểu tượng của sự ngạo mạn, thù hận, và cho thấy sự sợ hãi đối với những nhóm xã hội không thuộc số đông. Tôi không bao giờ có thể hiểu được điều đó, và tôi biết rằng lịch sử nước Mỹ cũng như bang Alabama sẽ mãi mãi mang vết sẹo của những kẻ đầy hận thù”, Cook nói vào năm 2013.

Lê Phát

Bạn có thể quan tâm