Sau bốn ngày xảy ra vụ việc, nhà chức trách đã tiếp cận và đưa hàng trăm con lợn bị chết lên bờ tiêu hủy. Khu vực này vẫn còn ngập lụt khiến công việc gặp nhiều khó khăn.
Ngày thứ tư, trang trại lợn đặt gần Trại giam số 5 (Tổng cục 8, đóng tại thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, Thanh Hóa) vẫn ngập sâu trong nước lũ. Đàn lợn gần 6.000 con chết nổi trên mặt nước, bốc mùi hôi thối, bắt đầu phân hủy mạnh. Việc tiếp cận hiện trường, xử lý gặp nhiều khó khăn.
Một số con lợn được di chuyển lên cao còn sống nhưng đang chết dần vì thiếu thức ăn. Để tránh ô nhiễm môi trường, các đơn vị chức năng đã buộc phải phân lực lượng điều khiển xuồng ghe vào trang trại, cho xác lợn vào bao nylon rồi kéo lên bờ đưa đi tiêu hủy.
Ông Lê Văn Bình, Chi cục trưởng Bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hóa, đưa ra hướng xử lý chia nhỏ số lợn để chôn lấp theo đúng quy chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Một trong những vị trí đó có khu đất trống của phân trại số 3 thuộc Trại giam số 5. Trong ảnh, con đường rải sỏi đá được mở gấp rút trong chiều nay (14/10) dẫn vào khu đất trống để phục vụ cho việc di chuyển của xe tải chở xác lợn.
Hóa chất được di chuyển đến khu đất trống của phân trại giam số 3.
Hố chôn lấp được đào sâu khoảng gần 2 m, phía dưới có trải bạt.
Hàng chục lượt xe tải được huy động để chở số lợn chết đi tiêu hủy. Do con đường vào hố tiêu hủy lầy lội, một chiếc xe cẩu phải túc trực để hỗ trợ cho việc di chuyển của xe tải. Sau khi vượt qua đoạn đường lầy, ôtô đổ lợn xuống hố.
Đàn lợn chết đã bốc mùi hôi thối nồng nặc, phân hủy mạnh.
Việc rải một lớp vôi lên xác lợn được thực hiện ngay sau đó.
Nhân viên môi trường phun hóa chất tiêu độc, khử trùng. Do số lượng lợn chết quá nhiều, trong chiều nay lực lượng chức năng mới tiêu hủy được khoảng 300 con. Công việc này sẽ được tiếp tục vào ngày mai.
Trước đó, vào chiều 10/10, nước lũ sông Hép lên nhanh, gây vỡ đê khiến trang trại lợn nằm rìa khu đất Trại giam số 5 (thuộc Tổng cục 8, đóng tại thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định) ngập sâu trong biển nước. Cán bộ, nhân viên của trang trại cùng công an trại giam đã vội lao vào cứu nhưng không kịp.
Chủ trại thống kê, gần 6.000 con lợn bị mắc kẹt, chết trong nước lũ. Chỉ có khoảng 200 con lợn được cứu.
Ngày 14/10, ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa có chỉ đạo phải xử lý khẩn trương số lợn chết, đảm bảo vấn đề môi trường.
Mưa lũ lên nhanh gây ngập trang trại và làm chết gần 4.000 con lợn ở huyện Yên Định (Thanh Hóa). Người dân và chính quyền đều bất lực vì nước lên quá nhanh.
Vỡ đê, nước lũ sông Hép ở Thanh Hóa ngập sâu 2-3 m trong thời gian ngắn. Nhìn đàn lợn 6.000 con bơi trong nước nhưng chủ trang trại và nhiều người bất lực không thể giải cứu.
“Nói như ngôn ngữ bóng đá, TP.HCM phải nằm trong đội hình chính, đá vị trí tiền đạo để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.