Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tiêu chết hàng loạt ở Tây Nguyên

Hàng trăm ha tiêu tại các tỉnh Tây Nguyên đang chết trắng. Nhiều nông dân trồng loại nông sản này rơi vào cảnh nợ nần vì vay tiền đầu tư.

Tại xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh (Gia Lai), người dân trồng tiêu phải dùng máy cày phá bỏ trụ vì cây chết hàng loạt.

Anh Trần Văn Hưng (35 tuổi, ngụ thôn Thiên An) cho biết hơn 400 trụ tiêu của gia đình anh đã chết sạch.

Theo anh Hưng, tiêu bắt đầu với triệu chứng cành, lá khô héo rồi rụng từ trên ngọn đến gốc. Bệnh lây lan nhanh. Khi phát hiện anh đã phun thuốc nhưng sau một tuần cây chết cả vườn.

Nguoi dan dieu dung vi ho tieu chet anh 1
Gia đình bà Miếng phải thuê máy cày để nhổ trụ tiêu chết. Ảnh: Minh Quý.

"Tôi đã làm đủ mọi cách nhưng bệnh trên cây tiêu vẫn không giảm. Hơn 400 trụ tiêu chết khiến gia đình thiệt gần 500 triệu đồng", anh Hưng nói.

Cũng theo nông dân này, không riêng gia đình anh mà nhiều hộ khác trong thôn cũng lâm vào cảnh tương tự. Bà con phải nhổ bỏ, phá toàn bộ vườn  chuyển sang trồng cỏ chăn nuôi gia súc.

Gia đình bà Trần Thị Miếng (47 tuổi, thôn Thiên An) những ngày này phải thuê máy cày nhổ hết gần 500 trụ tiêu gom về nhà chờ, thời cơ đầu tư lại.

"Khi xảy ra hiện tượng tiêu héo lá, gia đình tôi đã báo cơ quan chức năng và phun thuốc nhưng cây vẫn chết. Để đầu tư vườn tiêu 500 trụ, gia đình tôi phải vay mượn gần 700 triệu đồng. Nhưng khi tiêu vừa cho thu hoạch thì lại mắc bệnh chết", bà Miếng nói.

Ông Lê Quang Vang, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Blứ, cho biết tiêu chết đang ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân tại địa phương. Theo thống kê của xã thì diện tích tiêu bị chết trắng đã hơn 100 ha, còn bị ảnh hưởng bệnh, giảm năng suất là 450 ha.

"Nguyên nhân ban đầu được xác định do ảnh hưởng hạn hán từ năm 2016 dẫn đến cây bị thiếu nước. Trên địa bàn xã có nhiều trường hợp vay vốn đầu tư vào vườn tiêu, nay lâm cảnh nợ phải bỏ đi nơi khác làm thuê", ông Vang thông tin.

Nguoi dan dieu dung vi ho tieu chet anh 2
Hàng loạt hộ dân rơi vào cảnh nợ nần vù vay tiền trồng tiêu. Ảnh: Minh Quý.

 Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chư Pưh Nguyễn Long Khánh chia sẻ thêm trên địa bàn huyện có hơn 300 ha tiêu bị chết. Trong đó 30-40% chết do bị sâu bệnh, số còn lại là bị ảnh hưởng của hạn hán năm 2016.

 

 

 

Còn tại Đắk Lắk, theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk), từ đầu năm 2016 đến nay toàn tỉnh có hơn 2.776 ha hồ tiêu bị sâu bệnh gây hại, chiếm 10% tổng diện tích hồ tiêu địa phương.

Trong đó, hơn 579 ha bị bệnh vàng lá chết nhanh, 1.113 ha bệnh vàng lá chết chậm, 1.083 ha bị các loại sâu bệnh khác gây hại, tập trung ở huyện Buôn Đôn, Ea H’leo, Ea Kar, Krông Năng…

Dân Kon Tum đổ xô đào ao, khoan giếng chống hạn

Nắng nóng hoành hành kéo dài, người dân ở tỉnh Kon Tum đổ xô thuê nhân công cùng xe cơ giới đào ao hồ, khoan giếng tìm nước sinh hoạt, cứu hạn cho cây trồng, vật nuôi.

 



Tây Nguyên

Bạn có thể quan tâm