Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tiền xu Việt Nam bị từ chối thanh toán

Sau gần chục năm phát hành, tiền xu (tiền kim loại) ngày càng ít xuất hiện trong các giao dịch mua bán hàng ngày do cả người bán và người mua đều từ chối sử dụng.

Tiền xu Việt Nam bị từ chối thanh toán

Sau gần chục năm phát hành, tiền xu (tiền kim loại) ngày càng ít xuất hiện trong các giao dịch mua bán hàng ngày do cả người bán và người mua đều từ chối sử dụng.

Ngân hàng Nhà nước khẳng định tiền xu vẫn còn nguyên giá trị lưu hành trên thị trường nhưng vì sao nhiều người dân lại từ chối nhận. Sau đây là ghi nhận của nhóm phóng viên VTV tại TPHCM.

Tại Siêu thị Coopmart - Quận 3 – TPHCM, với lượng giao dịch rất lớn mỗi ngày, tiền mệnh giá nhỏ để trả lại cho khách luôn được nhân viên thu ngân chuẩn bị sẵn. Như chị Ngô Thị Mỹ Phúc, trong két tiền, tiền mệnh giá nhỏ bằng giấy là chủ yếu. Bởi lẽ, trả tiền thừa lại cho khách bằng tiền xu với chị như một cực hình. Trong thời buổi vật giá leo thang, đồng xu mệnh giá quá cũng gây nhiều khó khăn trong thanh toán.

Chị Ngô Thị Mỹ Phúc cho biết: “Thí dụ đồng mệnh giá nhỏ 500 - 200 đồng nhiều khi khách hàng còn lấy hộ. Chứ đồng 1000 - 5000 đồng mà trả lại cho khách thì họ khó chịu lắm. Khách nói là ngoài thị trường không dùng nữa nên bởi vậy tụi em trả lại thì tụi em thấy khó lắm. Trước khi đưa tiền cho khách, bọn em có nói khó trước là mong khách thông cảm. Nhưng mình nói ra chưa hết câu là người ta đẩy tiền lại cho mình”.

Siêu thị đã vậy còn tại các chợ tình hình còn bi đát hơn. Các quầy hàng bán rau vốn chỉ thanh toán số tiền nhỏ nhưng hiếm khi thấy tiền xu trong giao dịch.

Theo các chuyên gia, trên thế giới, việc phát hành tiền xu mệnh giá nhỏ gần như thay thế hoàn toàn tiền giấy, nhưng ở Việt Nam, tiền xu và tiền giấy vẫn tồn tại song hành, việc người dân từ chối tiền xu là điều dễ hiểu bởi sự cồng kềnh, han gỉ.

Khi phóng viên hỏi Bà Trương Thị Ba, một tiểu thương chợ Tân Định - quận 1 – TPHCM về việc sử dụng tiền xu, bà đã thẳng thắn nói: “Không, em ơi. Thối khách không lấy”. Bà cũng nói thêm rằng nếu khách có đưa thì cô cũng không nhận.

Chị Nguyễn Thị Long Kim, người tiêu dùng ở TP.HCM cũng đồng quan điểm: “Chợ hết xài rồi. Người ta hết xài rồi”.

Với tư duy thúc đẩy sự phát triển năng động theo các nước tiên tiến bằng việc bán hàng qua hệ thống máy tự động, năm 2003 Ngân hàng Nhà nước đã cho ra đời tiền xu với 5 loại mệnh giá 200đ, 500đ, 1.000đ, 2.000đ và 5.000đ.Theo Ngân hàng Nhà nước, tiền xu vẫn có giá trị thanh toán bình thường trong lưu thông. Nhưng với người dân thì tình trạng từ chối sử dụng tiền xu ngày càng diễn ra khá phổ biến.

Với những đồng tiền xu, bản thân phóng viên khi dùng đi chợ thử mua hàng, nhiều tiểu thương đã bắt đầu không chịu nhận. Dạo quanh nhiều quận huyện trung tâm TPHCM để tìm máy bán nước sử dụng tiền xu, hay những bốt điện thoại thật là rất ít. Theo nhiều chuyên gia, chính sự bất tiện và thiếu sự đồng bộ đã làm cho tiền xu ngày càng ít dần trên thị trường.

Theo VTV

Theo VTV

Bạn có thể quan tâm