Tiến trình phóng tên lửa của Triều Tiên
Vụ phóng tên lửa sáng nay của Triều Tiên chỉ là một trong số những vụ phóng gây tranh cãi được nước này thực hiện nhiều năm qua.
>>Tên lửa Triều Tiên 'rơi xuống biển Hoàng Hải'
>>Triều Tiên phóng tên lửa thất bại
>>Triều Tiên có thể phóng tên lửa trong hôm nay
>>Tên lửa Triều Tiên đang được bơm đầy nhiên liệu
>>Triều Tiên hối hả chuẩn bị sinh nhật cố lãnh tụ
Một tên lửa rời bệ phóng ở điểm phóng Musudan-ri, Triều Tiên năm 2009. |
1/1993: Iran hoàn tất hợp đồng trị giá 2,7 tỷ USD mua 300 tên lửa Scud của Triều Tiên.
29/5/1993: Triều Tiên phóng tên lửa Nodong-1 vào biển Nhật Bản. Vụ thử tên lửa này đưa tới một thỏa thuận với Iran về việc đổi công nghệ tên lửa lấy dầu mỏ.
21/10/1994: Triều Tiên và Mỹ ký “Thỏa thuận Khung”, mà theo đó Bình Nhưỡng sẽ dừng chương trình hạt nhân.
31/8/1998: Triều Tiên phóng tên lửa Paektusan từ địa điểm phóng Musudan-ri, được cho là mang theo vệ tinh Bright Star 1 vào quỹ đạo. Vụ phóng này trùng với lễ kỷ niệm 50 ngày giải phóng Triều Tiên.
Đầu năm 2002: Trái với Thỏa thuận Khung năm 1994, Triều Tiên bị phát hiện đang theo đuổi công nghệ làm giàu uranium và công nghệ tái chế plutonium.
Cuối năm 2002: Triều Tiên từ chối cho các thanh sát viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đến kiểm tra chương trình hạt nhân của nước này.
10/4/2003: Triều Tiên trở thành quốc gia đầu tiên rút khỏi hiệp ước chống phổ biến hạt nhân (NPT).
10/2/2005: Triều Tiên công bố mình có vũ khí hạt nhân.
19/9/2005: Triều Tiên đồng ý loại bỏ tất cả vũ khí hạt nhân và các cơ sở sản xuất hạt nhân, đồng thời tái gia nhập NPT và cho phép các thanh sát viên của IAEA trở lại nước này.
5/7/2006: 7 quả tên lửa được phóng trong 2 vụ thử nghiệm, một trong số đó thất bại sau khi vụ phóng diễn ra 42 giây.
Một binh sĩ Triều Tiên đứng gác cạnh tên lửa Unha-3 ở điểm phóng Tangachai -ri. |
9/10/2006: Triều Tiên làm nổ một thiết bị hạt nhân với sức nổ ước tính dưới 1 kiloton. Trung Quốc, quốc gia được cho là thuyết phục Triều Tiên không thực hiện vụ thử nghiệm, đã đưa cảnh báo trong 20 phút và phạm vi cảnh báo tới Washington.
5/4/2009: Triều Tiên phóng tên lửa Unha-2 được tuyên bố là mang theo vệ tinh Bright Star 2 vào quỹ đạo. Hàn Quốc và Mỹ nói rằng đó là một vụ thử tên lửa đạn đạo. Trong khi đó, các cơ quan giám sát không gian quốc tế không tìm thấy dấu hiệu nào của vệ tinh và kết luận nó đã rơi xuống Thái Bình Dương.
25/5/2009: Triều Tiên cho nổ một thiết bị hạt nhân thứ 2 và thực hiện các vụ phóng tên lửa đất đối không tầm ngắn. Những động thái này của Bình Nhưỡng ngay lập tức hứng chịu sự phản đối của quốc tế.
4/7/2009: Triều Tiên phóng 7 tên lửa tầm ngắn vào biển Nhật Bản. Hành động này được cho là vi phạm nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
16/3/2012: Triều Tiên tuyên bố sẽ phóng tên lửa mang theo vệ tinh Bright Star 3 vào quỹ đạo giữa ngày 12/4 và 15/4. Nước này nói rằng đây là một phần trong lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà lãnh đạo Kim Il-sung.
18/3/2012: Hàn Quốc tuyên bố vụ phóng tên lửa của Triều Tiên thực chất là cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm xa có thể mang theo đầu đạn hạt nhân và là sự khiêu khích nghiêm trọng. Mỹ cũng đồng ý với nhận định này của Hàn Quốc.
Bình An
Theo Infonet.vn