Thế nhưng giờ đây, bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19, sản phẩm nhà đất (chủ yếu là đất nền, biệt thự) thành cổ đang có sức hút với giới kinh doanh địa ốc bởi tiềm năng lợi nhuận lớn.
Khả năng sinh lời lớn
Theo kinh nghiệm của một số nhà đầu tư, khu vực Sơn Tây nhiều năm qua thuộc tình trạng “mua để ở thì hợp lý hơn đầu tư” vì mức độ tăng giá không đáng kể. Cá biệt một số căn mặt đường, vị trí đẹp mới tăng nhẹ 1-2 triệu đồng.
Tuy nhiên, từ cuối 2020 đến nay, diễn biến giá cả đất đai tại nhiều khu vực như Hòa Lạc, Thạch Thất hay Sơn Tây đã ghi nhận sự chuyển đổi tích cực. Theo số liệu thống kê của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARs), sự chuyển dịch đầu tư từ các ngành kinh tế khác sang bất động sản tăng lên đã tạo đà cho lực cầu đầu tư trong ngắn hạn. Điều này làm thị trường bất động sản ở một số khu vực nông thôn, vùng chuẩn bị lên quận sôi động trở lại.
Giá cả đất đai tại Sơn Tây dần khởi sắc sau thời gian dài “ngủ quên”. |
Vừa qua, Sơn Tây kiến nghị tới TP Hà Nội về việc thành lập thành phố. Theo đó, TP Sơn Tây khi được thành lập trực thuộc TP Hà Nội. Bên cạnh đó, dự án đầu tư xây dựng đường Hoàng Quốc Việt kéo dài qua 2 huyện Đan Phượng và Phúc Thọ tiếp tục triển khai càng giúp giao thông đến khu vực này thuận tiện.
Đối với phân khúc nhà mặt đất, VARs đánh giá đây là loại hình sản phẩm ưa thích của các nhà đầu tư Hà Nội bởi sự khan hiếm. Do đó, mặc dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhiều dự án được đầu tư hạ tầng chất lượng tốt đã tăng giá khoảng 5% so với năm 2019.
Khảo sát cho thấy việc đô thị hóa mạnh các vùng Sơn Tây, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hoài Đức… đẩy giá đất trong làng xã khu vực này lên mức 25-30 triệu đồng/m2, tăng khoảng 50% so với năm 2019. Các khu vực như Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên cũng tăng khoảng 20-30% so với năm 2019.
Chọn mặt gửi vàng
Theo giới phân tích, bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh, giá nhà đất vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng, thể hiện rõ qua thống kê khối lượng giao dịch năm 2020 tại Hà Nội và TP.HCM tăng xuyên giai đoạn dịch.
Với đà tăng trưởng như trên, dự báo trong năm 2021, biến động về biên độ giá bán các sản phẩm bất động sản trên thị trường Hà Nội nói chung, khu vực Sơn Tây nói riêng có thể tăng khoảng 10% so với năm 2020.
Tuy nhiên, để đạt được lợi nhuận bền vững từ hoạt động đầu tư bất động sản, nhất là tại các khu vực còn giàu dư địa như Sơn Tây, nhà đầu tư đòi hỏi sự tỉnh táo khi lựa chọn các dự án.
Ảnh phối cảnh dự án khu biệt thự tại Sơn Tây của Công ty bất động sản Nhật Nam. |
Nhiều tháng qua, thương hiệu Nhật Nam với lợi thế sở hữu quỹ đất nằm trải dài nhiều địa phương (Đắk Lắk, Tây Ninh, Phú Quốc, Hà Nội…) trở thành cái tên được các nhà đầu tư nhỏ lẻ quan tâm.
Mới nhất, trong số các dự án bất động sản tiêu điểm mà thương hiệu này tung ra thị trường có khu biệt thự Nhật Nam với quy mô hơn 16.000 m2, xây dựng tại phường Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây. Sự kiện công bố dự án 39 căn biệt thự cao cấp tại Sơn Tây - Hà Nội cho thấy thị trường bất động sản nơi đây có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.
Hơn nữa, pháp lý cho khu biệt thự này đã hoàn thiện đầy đủ khi công ty Nhật Nam công bố sổ hồng riêng cho từng căn, giúp nhà đầu tư yên tâm sở hữu bất động sản.
Đón sóng giá đất nền gia tăng ngay trong năm cùng sự an toàn và linh hoạt, dự án khu biệt thự Nhật Nam Sơn Tây nói riêng và những dự án mà Nhật Nam chuẩn bị giới thiệu ra thị trường là cơ hội để các nhà đầu tư tham khảo.
Bình luận