Ngày 14/5, 2 lãnh đạo cao cấp và nhiều CEO toàn cầu thuộc Tập đoàn Hoàng gia De Heus (Hà Lan) đã tham dự lễ khởi công Tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Gia Lai. Dự án được kỳ vọng thúc đẩy sự phát triển của ngành chăn nuôi tại Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung.
Trong bối cảnh Việt Nam và Hà Lan kỷ niệm 49 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2022), chuyến thăm không chỉ tăng cường mối liên kết của các doanh nghiệp, mà còn góp phần củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa 2 nước.
Cam kết hỗ trợ bà con nông dân
Trong chuyến thăm, 2 đồng Chủ tịch Co De Heus, Koen De Heus và bà Elsbeth Akkeman - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam - đã có các buổi làm việc tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN), Hội Nông dân cùng nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.
Tại buổi tiếp đón đoàn lãnh đạo De Heus, Bộ trưởng NN&PTTN Lê Minh Hoan đánh giá cao đóng góp của tập đoàn này cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Sau hơn 13 năm có mặt tại dải đất hình chữ S, De Heus đã vươn tầm trở thành công ty có quy mô sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản lớn hàng đầu với 23 nhà máy, đồng thời nằm trong danh sách 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam. “Tôi rất ấn tượng về các con số này và tin tưởng De Heus sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa tại Việt Nam”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ.
Đại biểu tham dự nghi thức khởi công dự án. |
Hai vị lãnh đạo cao cấp của De Heus cam kết hỗ trợ tối đa cho bà con nông dân Việt Nam. Theo ông Co De Heus, là tập đoàn gia đình, De Heus phát triển theo hướng khác biệt so với các doanh nghiệp khác trên thế giới. De Heus đặt mục tiêu trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi liên kết từ người chăn nuôi với công ty giống.
“Chúng tôi hiểu rõ doanh nghiệp chỉ có thể phát triển khi có mối quan hệ trung thành và chân thành với nông dân. Triết lý làm việc của De Heus là phát huy thế mạnh vốn có của lĩnh vực chăn nuôi. Giúp đỡ bà con nông dân chính là giá trị cốt lõi để doanh nghiệp phát triển. Chúng tôi tin sự phát triển bền vững của nông dân có thể tạo nền tảng cho sự phát triển nông thôn. Đồng thời, sự phát triển thịnh vượng của nông thôn góp phần tạo nền tảng cho sự phát triển xã hội”, ông Co De Heus chia sẻ.
Ông Koen de Heus, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc toàn cầu Tập đoàn De Heus và ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Hùng Nhơn, ký kết bản ghi nhớ hợp tác chiến lược. |
Cùng quan điểm với người đồng cấp, ông Koen De Heus cho biết chiến lược kinh doanh của tập đoàn là không cạnh tranh mà đồng hành và hỗ trợ người nông dân. Vì vậy, De Heus cam kết cung cấp thức ăn chăn nuôi, con giống tốt nhất, chuyển giao kỹ thuật và bao tiêu đầu ra cho nông dân. De Heus hứa hẹn hỗ trợ các nông hộ tiếp cận và áp dụng công nghệ hiện đại trong chăn nuôi của Hà Lan.
Đại biểu tham dự cùng trồng cây lưu niệm tại lễ khởi công dự án. |
Vị thế mới của ngành chăn nuôi Tây Nguyên
Có thể nói, lễ khởi công Tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DNH Gia Lai là sự kiện lớn không chỉ của tỉnh mà còn cả khu vực Tây Nguyên. Dự án là liên doanh hợp tác nằm trong chuỗi chiến lược phát triển của Tập đoàn De Heus và Tập đoàn Hùng Nhơn, với quy mô 100 ha cùng tổng vốn đầu tư khoảng 1.030 tỷ đồng.
Ông Gabor Fluit, Tổng giám đốc De Heus khu vực châu Á, khẳng định Việt Nam được xác định là thị trường trọng điểm của tập đoàn tại châu Á. Do vậy, De Heus chủ động mang đến ngành chăn nuôi Việt Nam công nghệ tiến tiến nhất của Hà Lan và thế giới.
Theo ông Gabor Fluit, tổ hợp dự kiến áp dụng công nghệ 4.0 xuyên suốt quá trình chăn nuôi, giúp kiểm soát tốt chất lượng, tối ưu hóa hiệu suất và giảm giá thành sản phẩm. Đặc biệt, dự án sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới, giúp giảm phát thải lượng lớn CO2 so với sử dụng nguồn điện truyền thống.
Ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Hùng Nhơn, phát biểu tại lễ khởi công dự án. |
Chia sẻ tại lễ khởi công, ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập Hùng Nhơn, cho biết dự án không chỉ góp phần tạo nên mô hình chăn nuôi hiện đại của Hà Lan, mà còn đóng góp vào sự phát triển kinh tế, an sinh xã hội tại Gia Lai. Tổ hợp hứa hẹn mang lại cơ hội việc làm cho gần 300 lao động địa phương cũng như đồng bào dân tộc thiểu số.
Cũng trong ngày 14/5, De Heus và Hùng Nhơn ký kết bản ghi nhớ (MoU) về chương trình hợp tác chiến lược giữa 2 tập đoàn. Theo đó, đôi bên dự kiến cùng lên kế hoạch, xây dựng và phát triển những dự án trong lĩnh vực chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Cụ thể, giai đoạn 2022-2030, De Heus cùng Hùng Nhơn dự kiến tiếp tục hợp tác mở rộng, phát triển mạng lưới chuỗi dự án chăn nuôi giống lợn cụ, kỵ quy mô lớn và vùng an toàn dịch bệnh tại 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên. Sau khi hoàn thành tại Gia Lai, dự án tiếp tục được triển khai ở Đắk Nông và Kon Tum. Chuỗi dự án sau khi hoàn thành hứa hẹn góp phần định hình Tây Nguyên trở thành trung tâm cung cấp lợn giống và phát triển các mô hình chăn nuôi công nghệ cao hàng đầu Đông Nam Á cũng như châu Á.
Bình luận