Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tiềm năng chống ung thư tuyến tụy của hoạt chất Lupeol

Các nghiên cứu khoa học mới cho thấy chất Lupeol hỗ trợ tốt điều trị ung thư tuyến tụy và có thành phần nhiều trong cây hoàn ngọc.

Lupeol và tác dụng tích cực

Trong đề tài Nghiên cứu quy trình công nghệ tạo chế phẩm phòng chống khối u từ cây hoàn ngọc, các nhà khoa học có đề cập đến hoạt chất Lupeol và hoạt chất này được đánh giá là tác nhân có tiềm năng điều trị căn bệnh ung thư tuyến tụy. Loại bệnh này hiện là sự thách thức với y học hiện đại bởi tế bào bệnh không chỉ kháng thuốc mà còn làm giảm khả năng điều trị lý - hóa do sự rối loạn của hệ thống hoạt hóa protein khối (Ras oncoprotein) ngăn cản sự hoạt động của thuốc phân hủy tế bào ung thư. Trong thử nghiệm trên tế bào bệnh ung thư tuyến tụy (AsPC-1), Lupeol có khả năng áp chế Ras oncoprotein và do đó, không chỉ khống chế tế bào bệnh phát triển mà còn giết chết chúng.

Ảnh 1: Hàm lượng hoạt chất Lupeol có trong rễ cây hoàn ngọc khá cao
Hàm lượng hoạt chất Lupeol có trong rễ cây hoàn ngọc khá cao.

Đối với bệnh ung thư tuyến tiền liệt (FAS), ở nồng độ thấp (10microMolar), Lupeol có khả năng khống chế quá trình tổng hợp thụ thể testosterone, giết chết các tế bào ung thư tuyến tiền liệt cũng như các loại tế bào ung thư khác có chung một gốc như FAS.

Các nhà khoa học thuộc khoa Y, Đại học Hong Kong dùng Lupeol trong thử nghiệm trên chuột cho thấy: Lupeol làm giảm số lượng tế bào ung thư cổ và đầu của chuột thí nghiệm, ngoài ra nó còn phong tỏa quá trình trao đổi chất xung quanh khối u nhưng hầu như không gây phản ứng phụ cho các tổ chức tế bào lành ở xung quanh khối u và nội tạng.

Một công trình khác cũng khẳng định rằng Lupeol có ảnh hưởng đến cơ chế gây bệnh NF-KB và P13K/Akt, do đó ức chế tế bào gây ung thư da trên chuột thí nghiệm.

Có nhiều trong rễ cây hoàn ngọc

Năm 2007, DN 7 Nga Tây Ninh cùng các nhà khoa học Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã bước đầu thành công trong việc phân lập những chất có trong rễ cây hoàn ngọc 7 năm tuổi, thu hoạch tại khu nuôi trồng của doanh nghiệp ở Tây Ninh. Hàng loạt hoạt chất quý Lupeol, Lupenone, Betulin, Axit Pomolic… mà các nhà khoa học thế giới đang tìm kiếm chiếm tỷ lệ tương đối cao.

Trong hỗn hợp tổng tritecpen từ rễ cây hoàn ngọc, Lupeol chiếm 60,6% và Betulin chiếm 39,0%. Lupeol và Betulin đã được khoa học hiện đại đánh giá cao vai trò trong việc chống bệnh sốt rét, ung thư, chống viêm nhiễm.

Trong thông báo Cell Biochem Funct, Lupenone có khả năng kháng rất cao đối với loại HSV-1 và HSV-2 - một loại virus đơn typ-1 gây những mụn nước thành mỏng có khuynh hướng tái phát ở cùng một vùng trên da: lợi, miệng, hàm hay kết mạc. Loại virus này cũng là tác nhân gây bệnh viêm màng não hay nhiễm khuẩn nội tạng.

Ngoài ra, trong quá trình phân lập hoạt chất trong cây hoàn ngọc, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hợp chất mới và đặt tên Palatilignan BNGATN (Bảy Nga Tây Ninh). Hoạt chất đã được thử nghiệm về khả năng ức chế khối u, kết quả là Platilignan BNGATN có hoạt tính gây độc tế bào cao đối với cả 3 dòng tế bào: ung thư biểu mô KB, ung thư gan HepG2 và ung thư vú MCF7. Hoạt chất này và phương pháp chiết ra khỏi rễ cây hoàn ngọc đã được Bộ Khoa học và Công nghệ - Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp bằng độc quyền sáng chế số 9119 cho DN 7 Nga Tây Ninh theo quyết định số 3182/QĐ - SHTT, ngày 1-3-2011.


 

Các sản phẩm giúp giải nhiệt, giải độc, nâng cao thể lực, tăng sức đề kháng, tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa và giảm thiểu oxy hóa tế bào, tăng cường tiêu hóa.

Đối tượng sử dụng là người mệt mỏi, nóng nhiệt, cảm cúm, bị đau bụng do nhiễm khuẩn tiêu hóa, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, trĩ nội, viêm đại tràng, người đang bị ung thư, bướu, bị nhiễm HIV.

Công dụng, đối tượng và hướng dẫn sử dụng xem chi tiết trên nhãn sản phẩm.

Các sản phẩm này không phải là thuốc, không có chức năng thay thế thuốc chữa bệnh.

Số GPQC: 815/2015/XNQC - ATTP

Để được tư vấn thêm liên lạc:

Điện thoại: 0663.621121, 083.7030298, 0982.339815

Website: hoanngoc.vn

Tài liệu tham khảo:

1. Mohammad Salem, Sat windorjeet Kaur… Carcer Research. 65,11203-1113. Dcem. 1. 2005

2. Group Kurosawa Blog. Archives. Jan. 05. 2006

3. China Daily Oct. 16. 2007

4. Mohammad Salem, Farrukh Afaq… Carcinogensis 10.1093/carcin/bgi 157

Mộc Trà

Bạn có thể quan tâm