Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

VOICES

Thượng nghị sĩ Mỹ và 30 năm dọn hậu quả chiến tranh Việt Nam

Viết riêng cho Zing.vn, Thượng nghị sĩ Patrick Leahy nhấn mạnh vấn đề chất độc da cam từ là hiện thân của hận thù nay trở thành cầu nối để Việt Nam và Mỹ xích lại gần nhau hơn.

chat doc da cam anh 1

30 năm dọn dẹp hậu quả chiến tranh và khắc phục thảm hoạ chất độc da cam

Vấn đề chất độc da cam từ là hiện thân của hận thù nay trở thành cầu nối để Việt Nam và Mỹ xích lại gần nhau hơn.

chat doc da cam anh 2

chat doc da cam anh 3

Patrick Leahy

Thượng nghị sĩ

  • Twitter
  • Website
  • Năm 1974, ông Patrick Leahy được bầu vào Thượng viện Mỹ ở tuổi 34 và là Thượng nghị sĩ có thâm niên nhất cho đến nay. Ông hiện là Phó Chủ tịch Uỷ ban Phân bổ ngân sách của Thượng viện. Ông sáng lập Quỹ Hỗ trợ Nạn nhân Chiến tranh Leahy vào năm 1989. Ở Thượng viện, TNS Leahy cũng là người khởi xướng các chương trình hỗ trợ khắc phục hậu quả chất độc da cam. Ngày 17/4/2019, ông Leahy đến Việt Nam lần thứ ba để tham dự lễ khởi công dự án xử lý ô nhiễm chất độc da cam ở sân bay Biên Hoà. Bài viết dưới đây được TNS Patrick Leahy dành độc quyền cho Zing.vn.

Năm 1975, tôi bắt đầu đảm nhiệm cương vị Thượng nghị sĩ. Lá phiếu đầu tiên tôi bỏ là ủng hộ luật ngừng tài trợ cho cuộc chiến ở Việt Nam. Luật đó được thông qua chỉ với chênh lệch một phiếu.

Thế hệ chúng tôi tôi hầu như ai cũng quen biết quân nhân tham chiến. Có người bỏ mạng trên chiến trường, có người mang trong mình những thương tật vĩnh viễn. Không từ ngữ nào tả xiết sự thảm khốc mà chiến tranh gây ra cho nhân dân hai nước.

44 năm sau chiến tranh, nước Mỹ vẫn đang chật vật để dọn dẹp tàn dư của chiến tranh. Và Việt Nam cũng vậy.

Năm 1989, tôi chính thức bắt tay vào công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh với Việt Nam. Thời điểm đó, Tổng thống George H. W. Bush (Bush "cha") và tôi thảo luận về sự cần thiết của việc hoà giải với Việt Nam. Đây cũng là điều mà đông đảo người dân Mỹ cũng như các cựu binh, trong đó có cựu Ngoại trưởng John Kerry và cố Thượng nghị sĩ John McCain, đang kêu gọi và vận động vào lúc đó.

Với sự đồng ý của Tổng thống Bush, chúng tôi thành lập Quỹ Hỗ trợ Nạn nhân Chiến tranh Leahy (The Leahy War Victims Fund - LWVF). Quỹ này do ông Bobby Muller - cựu binh Việt Nam - điều hành, nhằm hỗ trợ xe lăn, tay chân giả cho thương binh và những người khuyết tật do bom mìn ở Việt Nam.

Tính đến nay, sau 30 năm hoạt động, quỹ đã giúp cải thiện cuộc sống cho hàng nghìn người khuyết tật tại Việt Nam, giúp họ di chuyển và bớt mặc cảm với xã hội. Dù chính phủ cả hai nước đều tích cực định vị và giải quyết hàng triệu bãi mìn và nhiều quả bom chưa nổ khác đe dọa tính mạng người Việt vô tội, vẫn còn rất nhiều việc phải làm để có thể làm sạch hết bom mìn tại Việt Nam.

Bất kể chủ đề của những cuộc đối thoại đó là gì, phía Việt Nam luôn luôn đặt vấn giải quyết hậu quả của chất độc da cam sau cuộc chiến.

Trước đó, năm 1988, công việc tìm kiếm binh lính Mỹ mất tích trong cuộc chiến (MIA) đã được tiến hành. Chúng tôi biết ơn Chính phủ Việt Nam đã hỗ trợ trao trả hài cốt của binh lính bất chấp những dư âm căng thẳng của chiến tranh. Chính tinh thần nhân đạo đó của Việt Nam đã dần xóa nhòa khoảng cách, giúp hai nước từng bước xích lại gần nhau hơn và nâng sứ mệnh tìm kiếm MIA thành hoạt động song phương.

Tôi đã có nhiều cuộc đối thoại với Chính phủ Việt Nam, trước và sau khi quan hệ ngoại giao được thiết lập lại vào năm 1995. Bất kể chủ đề của những cuộc đối thoại đó là gì, phía Việt Nam luôn luôn đặt vấn giải quyết hậu quả của chất độc da cam sau cuộc chiến.

Người Việt Nam và người Mỹ đều là nạn nhân. Bộ Cựu chiến binh Mỹ ý thức được vấn đề nhiễm độc dioxin ở Việt Nam từ năm 1991, nhưng mãi 15 năm sau mới bắt đầu có những động thái để giải quyết.

Phải khắc phục dần dần, bắt đầu từ Đà Nẵng. Dự án xử lý ô nhiễm dioxin ở Đà Nẵng do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ Quốc phòng Việt Nam phối hợp thực hiện. Sự hợp tác này không chỉ đem lại hiệu quả trong việc tẩy rửa chất độc da cam mà còn thúc đẩy quan hệ hai nước lên một tầm cao mới.

Vấn đề chất độc da cam, từ là hiện thân của hận thù nay trở thành cầu nối để Việt Nam và Mỹ xích lại gần nhau hơn.

Cũng như việc tìm kiếm hài cốt binh lính Mỹ và rà phá bom mìn, vấn đề chất độc da cam từ là hiện thân của hận thù nay trở thành cầu nối để Việt Nam và Mỹ xích lại gần nhau hơn.

Trong suốt bốn thập kỷ, Đà Nẵng từng là một trong những nơi bị ô nhiễm da cam nặng nề nhất trên lãnh thổ Việt Nam, đe dọa tính mạng của hàng vạn cư dân sinh sống ở khu vực lân cận. Thế nhưng giờ đây, thành phố Đà Nẵng đã trở thành nơi tổ chức Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC 2017) quy tụ hàng trăm lãnh đạo cao cấp trên thế giới, là nơi tàu sân bay USS Carl Vinson đến thăm.

Trong suốt thời gian này, USAID cũng mở rộng các chương trình hỗ trợ y tế cho người khuyết tật bao gồm cung cấp vật tư phục hồi chức năng, thuốc men, hạ tầng cơ sở và hỗ trợ xã hội đến 7 tỉnh chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của chất độc da cam ở Việt Nam.

Những điều này sẽ không thể xảy ra nếu không có nỗ lực kiên trì hợp tác giữa hai chính phủ.

Ngày 17/4 này, tôi đến Việt Nam lần thứ 3 cùng với 8 thượng nghị sĩ khác của cả Đảng Dân chủ lẫn Cộng hoà. Lần này, chúng tôi sẽ ghé thăm sân bay Biên Hòa - căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam trong chiến tranh.

Ngày 20/4, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, tôi, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink, Giám đốc Phái đoàn USAID tại Việt Nam Michael Greene và các quan chức khác sẽ khánh thành dự án xử lý chất độc da cam tại Biên Hòa, điểm nóng ô nhiễm lớn nhất còn sót lại. Quy mô của dự án tại Biên Hòa lớn hơn nhiều so với Đà Nẵng, và là một trong những dự án khắc phục môi trường lớn nhất thế giới.

Đồng thời, tôi và các thượng nghị sĩ sẽ chứng kiến việc ký Bản ghi nhớ giữa Mỹ và Việt Nam cho 5 năm tiếp theo. Theo đó, Mỹ hỗ trợ các chương trình y tế dành cho người khuyết tật ở các tỉnh chịu ảnh hưởng của chất độc da cam.

Việt Nam đã và sẽ tiếp tục giúp Mỹ tìm hài cốt binh sĩ còn sót lại trên chiến trường. Mỹ hỗ trợ Việt Nam tẩy độc dioxin và giúp đỡ nạn nhân chịu ảnh hưởng.

Càng ngày lợi ích của việc hợp tác nhân đạo này càng được mở rộng: Hài cốt liệt sĩ Mỹ được đưa về với gia đình; nạn nhân bị liệt do bom mìn có thể di chuyển được; người khuyết tật ở Việt Nam được chăm sóc; ô nhiễm dioxin được khắc phục. Phía Mỹ cũng bắt đầu trợ giúp Chính phủ Việt Nam tìm kiếm hài cốt liệt sĩ đang bị thất lạc.

Đây là nền tảng cho nhiều hợp tác khác. Dù vẫn còn bất đồng về một số vấn đề, hai chính phủ vẫn đang chia sẻ lợi ích từ giao lưu học thuật, chuyên môn, văn hóa cũng như mở rộng quan hệ thương mại và chống biến đổi khí hậu.

Sự hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam trong những nỗ lực nhân đạo này mở ra những cơ hội mới để hợp tác về các vấn đề an ninh khu vực, trong hôm nay và tương lai.

Sự hợp tác với Bộ Quốc phòng Việt Nam cùng với sự hỗ trợ và sự tham gia tích cực của Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Mỹ trong những nỗ lực nhân đạo này đã mở ra những cơ hội mới để hợp tác về các vấn đề an ninh khu vực, trong hôm nay và tương lai.

Không thể trốn tránh sự thật là cuộc chiến đã gây ra thảm kịch cho nhiều thế hệ người dân hai nước. Mỗi người đi qua chiến tranh đều mang trong mình những ký ức, cảm xúc và quan điểm riêng.

Đối với tôi, không thể bào chữa cho tính phi nghĩa của cuộc chiến đó, cũng như không thể phủ nhận sự hủy diệt và đau khổ mà nó gây ra. Nhưng tất cả chúng ta có quyền tự hào về cách hai nước nối lại quan hệ, hàn gắn vết thương, cùng nhau vượt qua một di sản đầy bi kịch.

Chúng ta đã cùng nhau đi qua một chặng đường dài, và chắc chắn sẽ cùng bước tiếp trên chặng đường sắp tới.



Patrick Leahy

Illustration: Phượng Nguyễn
Biên dịch: Hà Phương

Bạn có thể quan tâm