Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thương mại điện tử - điểm sáng của bức tranh kinh tế thời dịch

Xu hướng dịch chuyển từ bán hàng truyền thống sang online diễn ra nhanh chóng, tạo đà để thương mại điện tử (TMĐT) tăng trưởng mạnh trước sự trở lại của làn sóng Covid-19 thứ hai.

Dịch Covid-19 ập đến khiến không ít doanh nghiệp nhỏ và vừa, cùng các tiểu thương “điêu đứng”. Lệnh giãn cách xã hội, sự thay đổi về nhu cầu và hành vi mua sắm của người tiêu dùng đặt ra thách thức lớn, nhưng cũng là cơ hội để bứt phá nếu các đơn vị kinh doanh theo hình truyền thống kịp thời chuyển đổi mô hình hoạt động.

Tăng trưởng ấn tượng bất chấp dịch Covid-19

Doanh thu gần như chững lại là tình trạng chung của nhiều đơn vị kinh doanh thời dịch, trong đó có XSmart Store. Tuy nhiên, “tương kế tựu kế”, anh Lượng - chủ cửa hàng XSmart Store - nhanh chóng chuyển sang bán hàng online trên Lazada và nhận được kết quả ngoài sức tưởng tượng.

Doanh thu hiện tại tăng gấp 10 lần so với thời gian đầu “lên sàn”, lượt truy cập gian hàng tăng 7 lần, vận hành hơn 100 SKUs (Stock Keeping Unit, tạm dịch: Đơn vị lưu kho), là những con số tăng trưởng ấn tượng của XSmart Store trên Lazada, bất chấp dịch bệnh vẫn diễn tiến phức tạp.

“Việc chuyển đổi số lên sàn TMĐT, đặc biệt là Lazada, giúp tôi có thể đơn giản hóa vận hành, tiết kiệm chi phí quảng cáo, và tận dụng tập khách hàng sẵn có của sàn để phát triển kinh doanh dễ dàng hơn”, anh Lượng chia sẻ.

XSmart Store chỉ là một trong hàng nghìn hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ đang dần thích nghi với trạng thái vừa “sống chung” với dịch, vừa kinh doanh phát triển kinh tế. Mà ở đó, giải pháp số hóa, ứng dụng TMĐT tiếp tục trở thành “phao cứu sinh”.

lazada anh 1

TMĐT trở thành “phao cứu sinh” cho nhiều nhà bán lẻ thời dịch.

Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết dịch Covid-19 đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua sắm. Người tiêu dùng ưa thích mua sắm trực tuyến hơn, đồng thời hạn chế việc dùng các sản phẩm không đảm bảo nguồn gốc và vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong giai đoạn cao điểm của dịch từ tháng 2 đến tháng 4, đây là kênh duy nhất để tiếp cận tới một số hàng hoá và dịch vụ.

VECOM đã khảo sát hàng nghìn doanh nghiệp TMĐT và cho biết các doanh nghiệp vẫn tăng trưởng 14% so với cùng kỳ 2019 trong giai đoạn cao điểm của dịch là từ tháng 2 đến tháng 4. VECOM đánh giá đây là con số rất ấn tượng trong bối cảnh khủng hoảng chung và nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác phải đóng cửa, giải thể hay phá sản.

“Mảnh đất màu mỡ” thương mại điện tử

Theo đánh giá, không chỉ trong lúc dịch Covid-19, TMĐT sẽ còn phát triển nhanh và mạnh hơn nữa ở Việt Nam. Với thị trường hơn 90 triệu dân, khoảng 700.000 cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi ở các kênh mua sắm truyền thống, Việt Nam được đánh giá là mảnh đất giàu tiềm năng để phát triển TMĐT.

VECOM dự đoán tốc độ tăng trưởng của năm 2020 sẽ tiếp tục duy trì ở mức trên 30%, khi đó quy mô thương mại điện tử Việt Nam sẽ vượt con số 15 tỷ USD.

lazada anh 2

Lazada là một trong những sàn TMĐT duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh thời dịch.

Một khảo sát mới đây của Nielsen Việt Nam cho thấy 63% người tiêu dùng sẽ tiếp tục mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn. Trong đó, 35% số người được khảo sát dành nhiều thời gian hơn xem nội dung trực tuyến, 25% tăng các hoạt động mua sắm trực tuyến.

“Có thể nói, nhìn ở góc độ tích cực, đại dịch Covid-19 như một cú hích lớn, đã làm thay đổi đáng kể thói quen mua sắm, tiêu dùng của người Việt, mà nổi bật trong số đó là mua sắm thực phẩm tươi sống trên nền tảng thương mại điện tử”, Nielsen đánh giá.

Sàn TMĐT tích cực thực hiện “trạng thái bình thường mới”

Nhiều chuyên gia đánh giá trong bối cảnh dịch, TMĐT ngày càng tỏ ra sự ưu việt, vừa an toàn, vừa tạo ra cho cộng đồng sự tin tưởng để mua sắm.

Đại điện Lazada cho biết trách nhiệm hàng đầu của sàn là đáp ứng nhu cầu cộng đồng và hỗ trợ khách hàng, nhà bán. Lazada cũng đã triển khai nhiều giải pháp, sáng kiến để mang đến trải nghiệm mua sắm an toàn, thông minh và thông suốt cho khách hàng, để mọi người an tâm mua sắm và lạc quan sống, học tập, làm việc trong trạng thái bình thường mới.

Bằng việc phối hợp chặt chẽ với các đối tác và nhà bán hàng để mở rộng nguồn hàng cũng như nắm bắt xu hướng tiêu dùng lạc quan của người Việt trong giai đoạn này, Lazada sẽ mang đến “Lễ hội mua sắm 9.9” trong 3 ngày từ 9/9 đến 11/9. Đây là dịp người tiêu dùng có thể tận hưởng ưu đãi từ các sản phẩm trên LazMall - hệ thống gian hàng chính hãng tập trung thương hiệu uy tín trong và ngoài nước với đa dạng ngành hàng từ nhu yếu phẩm cần thiết đến thiết bị chăm sóc sức khỏe - gia đình.

Bên cạnh đó, không thể không kể đến những nỗ lực của Lazada trong việc tiếp sức và thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số thành công, vượt qua giai đoạn khó khăn. Ngoài chương trình “Gói quyền lợi dành cho nhà bán hàng mới” được giới thiệu vào tháng 8, Lazada còn phối hợp cùng Zing tổ chức tọa đàm “Giải pháp kinh tế cho SMEs thời Covid-19”, nhằm mang đến doanh nghiệp và độc giả thông tin hữu ích về xu hướng kinh doanh và tiêu dùng trên thương mại điện tử, đồng thời đưa ra các giải pháp kinh tế cho SMEs trong bối cảnh hiện nay. Độc giả theo dõi lại tọa đàm tại đây.

lazada anh 3

“Bảo vệ cộng đồng, duy trì việc làm và hỗ trợ củng cố nền kinh tế Việt Nam - đó là tất cả ưu tiên hàng đầu của Lazada trong thời điểm hiện nay”, đại diện Lazada chia sẻ.

Tuyến nội dung “Thương mại điện tử” do Zing và nền tảng TMĐT Lazada đồng hành thực hiện, nhằm mang đến cho doanh nghiệp và độc giả những thông tin hữu ích về xu hướng kinh doanh và tiêu dùng thời đại số.

Để tìm hiểu thêm về cách thức đăng ký gian hàng và các gói hỗ trợ từ Lazada, độc giả tham khảo tại đây.

Tây Hồ - Giang Hà My

Bạn có thể quan tâm