Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thực tế bi đát trong làng ế vợ ở Trung Quốc

Tình trạng thừa đàn ông do tư tưởng trọng nam và cảnh nghèo khiến vài chục thanh niên trong một làng hẻo lánh ở Trung Quốc không thể tìm được phụ nữ để kết hôn.

Duan
Duan Biansheng, một nông dân ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, không hy vọng rằng anh sẽ có vợ. Ảnh: Guardian

Hàng chục triệu đàn ông Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ sống độc thân suốt đời trong khi người Trung Quốc coi sinh con là một trong những việc tối quan trọng của cuộc đời.

Duan Biansheng, một nông dân trong làng Banzhusan trên một dãy núi ở tỉnh Hồ Nam, lo ngại cảnh sống cô độc, không hưởng sự chăm sóc của con khi tới tuổi xế chiều. Anh luôn nổi cáu trước sức ép từ cha mẹ và họ hàng về chuyện lấy vợ. Nhưng cô đơn mới là thứ khiến anh sợ nhất.

"Tôi chẳng đòi hỏi bất kỳ điều gì, miễn là tôi có vợ. Nhưng cơ hội tìm vợ của tôi gần như bằng không", người nông dân 35 tuổi bộc bạch.

Nỗi niềm của các cô gái ở thị trấn 'khát' chồng

"Lâu lắm rồi, tôi chưa được hôn người đàn ông nào. Chúng tôi đều mơ ước tình yêu và hôn nhân", một cô gái tại thị trấn ở Brazil, nơi phụ nữ rất khát khao một tấm chồng, tâm sự.

Hàng chục thanh niên ở làng Banzhusan cũng đang lâm vào tình trạng như Duan, Guardian đưa tin. Nỗi lo của họ là kết quả của truyền thống trọng nam khinh nữ và một quá trình hiện đại hóa diễn ra quá nhanh. Theo truyền thống, nối dõi tông đường là nhiệm vụ của đàn ông. Đàn bà thành người nhà khác sau khi họ lấy chồng.

Ngoài ra, nhờ các kỹ thuật mới, lựa chọn giới tính đã trở nên dễ dàng trong vòng 20 năm qua. Dù siêu âm để biết giới tính thai nhi là hành vi phạm pháp, nhưng rõ ràng nó rất phổ biến.

Theo số liệu năm 2011, tỷ lệ nam/nữ ở Trung Quốc là 118/100, trong khi tỷ lệ thông thường là 106/100. Thực tế ấy có nghĩa là 30-50 triệu đàn ông không thể lấy vợ trong hai thập kỷ tới, theo giáo sư Li Shuzhuo của Đại học Tây An.

Các chuyên gia từng cảnh báo rằng số đàn ông độc thân sẽ tạo ra những mối nguy đối với an ninh xã hội. Họ cho rằng tình trạng dư thừa đàn ông sẽ dẫn đến tội ác, tấn công tình dục, nạn buôn bán phụ nữ. Hiện nay hoạt động bắt cóc, buôn bán phụ nữ cũng đã diễn ra khắp nơi và người làng Banzhushan cũng biết thực tế ấy.

Song nhiều người cho rằng dù phụ nữ đối mặt với vài mối đe dọa nhưng nói chung lợi ích mà họ hưởng lớn hơn nhiều so với nguy cơ.

“Đến nay chúng ta chưa thấy biểu hiện xấu thực sự nào đối với đa số phụ nữ. Tỷ lệ tội phạm không cao hơn ở những vùng có chênh lệch giới tính lớn. Rất có thể chúng ta phải chờ thêm một thời gian nữa để các yếu tố tiêu cực phát sinh. Nhưng điều rõ nhất là phụ nữ Trung Quốc ngày nay muốn lấy đàn ông giàu và có tương lai, nghĩa là họ đã hiểu giá trị của họ”, giáo sư Therese Hesketh, một chuyên gia của Viện Sức khỏe toàn cầu thuộc Đại học California tại Mỹ, nói.

Hành trình tìm chồng gian nan của gái ế Trung Quốc

Xu Jiajie, 31 tuổi, một nhân viên văn phòng tại Thượng Hải, tham gia rất nhiều buổi xem mặt và sự kiện mai mối suốt 5 năm qua nhằm tìm một người chồng.

Nghèo cũng là nguyên nhân dẫn đến những làng ế vợ, trong bối cảnh thừa nam thiếu nữ. Nữ giới có thể cải thiện cuộc sống bằng việc lấy chồng, trong khi rất ít nam giới thực hiện được việc ấy. Các cô gái ở những vùng nghèo có thể “thoát ly” bằng một cuộc hôn nhân.

“Những cô gái độc thân trong làng biết họ có thể hưởng cuộc sống tốt hơn nếu lấy chồng nơi khác”, Duan nói.

Vào cuối mùa hè, ngôi làng trên núi Banzhushan trở nên đẹp lạ lùng, với vô số con bướm bay phấp phới khắp thung lũng. Nhưng đối với 300 nông dân trong làng, nó chỉ là nơi hoang vắng, xa xôi và nhọc nhằn. Họ phải làm việc cực nhọc, trồng đủ mọi thứ - từ ngô tới khoai - để mưu sinh. Nếu tính cả việc bán củi, thu nhập bình quân hàng năm chỉ vào khoảng 300 tới 400 nhân dân tệ. Họ sống những ngôi nhà xập xệ, với những mảnh nhựa hoặc bìa giấy để thay cửa sổ kính. Vào mùa đông, mỗi đợt tuyết rơi dày có thể cô lập làng trong nửa tháng. Tình cảnh hiện nay đã khá hơn nhiều so với 20 năm trước đây. Bây giờ làng đã có đường đất, điện, sóng truyền hình, điện thoại di động. Chính quyền còn xây một nhà văn hóa cộng đồng cao hai tầng giữa rừng thông và tre.

Song cơ sở vật chất càng hiện đại thì tình cảnh của đàn ông ế vợ càng trở nên khó khăn. Phụ nữ dễ dàng tiếp thu những thứ cao sang bên ngoài và cũng ly hương dễ dàng hơn. Người ta biết rằng vài thứ mới mẻ như thế chẳng thấm gì so với sự hiện đại của đô thị. “Khoảng 30-40 năm trước, con gái ở đây luôn sẵn sàng lấy chồng ở quê. Lúc đó ai cũng nghèo và đói, còn giao thông khó khăn. Giờ đường sá đến tận nơi, nhưng làng thì vẫn nghèo như xưa. Nhiều thanh niên trong làng tìm hiểu phụ nữ bên ngoài nhưng khi mấy cô đến chơi, thấy chúng tôi nghèo, họ tỏ ra thất vọng ngay", Jin Shixiu, một phụ nữ 54 tuổi, nói.

Nguyễn Sương

Bạn có thể quan tâm