Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Thực lực quân sự Nhật mạnh hơn Trung Quốc'

Số lượng vũ khí, thiết bị quân sự của Nhật Bản thua kém Trung Quốc, song chất lượng lại vượt trội hơn hẳn. Vì thế Tokyo có thể đánh bại Bắc Kinh trong một cuộc chiến trên biển.

Vũ khí trang bị của Nhật được đánh giá có chất lượng thuộc top đầu thế giới.
Vũ khí quân sự của Nhật có chất lượng hàng đầu thế giới.

Từ đầu năm 2014 đến nay, Tokyo đã thực hiện nhiều hành động nhằm sửa Hiến pháp, bỏ lệnh cấm “Quyền tự vệ tập thể”, thay đổi các nguyên tắc xuất khẩu vũ khí. Trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền đối với nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư đang ngày càng căng thẳng, “Sách trắng quốc phòng 2014” đã khiến Bắc Kinh quan ngại và phản đối quyết liệt.

Theo “Sách trắng quốc phòng Nhật Bản 2014”, tính đến ngày 31/3/2014, lực lượng phòng vệ Nhật Bản có tổng cộng 257.200 thành viên, lực lượng quân thường trực gồm 225.000 người và lực lượng dự bị động viên gồm 32.200 người.

Lực lượng thường trực gồm có 140.000 người thuộc Lục quân, 42.000 người và 420 máy bay chiến đấu thuộc Không quân, 43.000 người cùng 139 tàu chiến các loại với tổng trọng tải là 453.000 tấn thuộc Hải quân.

Lực lượng quân dự bị gồm 31.000 người thuộc Lục quân, 600 người thuộc Hải quân và 600 người thuộc Không quân.

Khu trục hạm Aegis DDG-177 Atago lớp Atago.
Khu trục hạm Aegis DDG-177 Atago lớp Atago.

Sách trắng quốc phòng 2014 cũng công bố chi tiết về tình hình trang bị vũ khí hiện nay của lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Lực lượng phòng vệ trên đất liền có 27.000 khẩu pháo không giật, 1.100 pháo cối, 500 pháo dã chiến, 600 pháo hỏa tiễn, 50 pháo cao xạ, 690 xe tăng và 970 xe bọc thép.

Trong số các loại xe chiến đấu, xe tăng chiến đấu Type 10 và Type 90 là những loại hiện đại nhất. Xe bọc thép Type 96 mang theo súng máy 12,7mm và xe chiến đấu bộ binh Type 89 mang theo pháo bắn nhanh 35mm, xe trinh sát Type 87 cũng là những khí tài tối tân.

Lực lượng tự vệ mặt đất Nhật Bản còn có lực lượng không quân riêng biệt - gồm 9 máy bay trinh sát làm nhiệm vụ trung chuyển thông tin; 80 trực thăng vũ trang chống tăng gồm 70 chiếc AH-1 và 10 chiếc AH-64D; 124 trực thăng, gồm 84 trực thăng quan trắc OH-6D và 34 chiếc trực thăng trinh sát OH-1.

Xe tăng Type 10 và Type 90 của Nhật Bản được đánh giá hàng đầu châu Á.
Xe tăng Type 10 và Type 90 của Nhật Bản.

Về cơ cấu tổ chức, hiện nay lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản gồm một lữ đoàn phản ứng nhanh trực thuộc Bộ Quốc phòng và 5 cụm phòng vệ: Cụm phòng vệ phương Bắc (đóng quân tại Sapporo, Hokkaido), Cụm phòng vệ Đông Bắc (Sendai, Miyagi), Cụm phòng vệ phía Đông (Asaka, Saitama), Cụm phòng vệ miền Trung (Itami, Hyogo), Cụm phòng vệ phía Tây (Thành phố Kumamoto, Kumamoto).

Đối với lực lượng tự vệ trên biển, Nhật Bản có 47 tàu khu trục và tàu hộ vệ tên lửa các loại, 16 tàu ngầm, 29 tàu rà quét lôi, 6 tàu tuần tiễu, 11 tàu vận tải và 30 tàu hỗ trợ.

Lực lượng không quân của hải quân gồm 73 máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion, 43 trực thăng SH-60J và 42 phi cơ SH-60K. Ngoài ra họ còn có các loại trực thăng MH-53E và MCH-101 chuyên thực hiện nhiệm vụ quét thủy lôi.

Trong năm nay, Nhật sẽ mua thêm 3 chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-1.
Trong năm nay, Nhật Bản sẽ mua thêm 3 máy bay tuần tiễu chống ngầm P-1.

Lực lượng tự vệ trên biển gồm 3 lực lượng - gồm các cụm tàu hộ vệ, không quân hải quân và lực lượng tàu ngầm. Các căn cứ hải quân nằm tại các cảng Yokosuka, Kure, Sasebo, Maizuru, Ominato.

Về lực lượng tự vệ trên không, hiện Nhật Bản chỉ có 15 máy bay trực thăng vận tải CH-47J. Số máy bay còn lại sở hữu cánh cố định, bao gồm 201 máy bay chiến đấu F-15J/DJ, 60 chiến đấu cơ F-4EJ và 92 máy bay chiến đấu F-2A/B. Ngoài ra, lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản còn có 13 chiếc máy bay trinh sát RF-4E/EJ, 5 máy bay tiếp dầu (4 chiếc KC-767 và 1 chiếc KC-130H), 17 máy bay cảnh báo sớm, bao gồm 13 chiếc E-2C và 4 chiếc E-767.

Cơ cấu tổ chức của lực lượng tự vệ trên không bao gồm cụm không quân phương Bắc, cụm không quân miền Trung, cụm không quân phía Tây, trung đoàn không quân hỗn hợp Tây Nam. Ngoài ra Nhật Bản còn có lực lượng chi viện trên không, lực lượng không quân huấn luyện và trung đoàn bay thử nghiệm kỹ thuật.

Tàu ngầm thông thường, sử dụng hệ thống động lực AIP lớp Soryu của Nhật.
Tàu ngầm thông thường, sử dụng hệ thống động lực AIP lớp Soryu của Nhật Bản.

Sách trắng quốc phòng Nhật Bản 2014 còn tiết lộ chi phí quốc phòng năm 2014 của nước này (tính từ ngày 1/4/2014 đến ngày 31-3/2015) sẽ tăng trong năm thứ hai liên tiếp. Trong số hàng loạt hạng mục mua sắm trang bị mới, những khí tài quan trọng nhất là 4 chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5, phiên bản không quân F-35A.

Ngoài ra, Nhật Bản còn mua thêm ba máy bay tuần tiễu chống ngầm P-1, hai trực thăng tuần tra SH-60K, hai máy bay vận tải C-2, ba trực thăng cứu hộ UH-60J, một tàu khu trục, một tàu ngầm, một tàu quét lôi, một tàu cứu hộ tàu ngầm.

Đánh giá về thực lực của quân đội Nhật Bản, các chuyên gia quân sự đều nhất trí rằng, tuy số lượng vũ khí, trang bị của Nhật ít hơn Trung Quốc nhưng chất lượng hơn hẳn. Vì vậy lực lượng vũ trang Nhật Bản hoàn toàn có khả năng đánh bại lực lượng tác chiến không-hải quân của Trung Quốc trong một cuộc chiến trên biển.

 

http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/nhat-cong-khai-suc-manh-quan-su-vuot-troi-trung-quoc-3051113/

Theo Văn Đức/Báo Đất Việt

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm