Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thư viện khổng lồ với công cụ tìm kiếm của con trai Columbus

Vào thế ký 16, Hernando Colón đã tích lũy một thư viện với quy mô và phạm vi chưa từng có. Đó còn được coi là “công cụ tìm kiếm tri thức" đầu tiên trên thế giới.

Câu chuyện về thư viện của Colón được kể trong cuốn tiểu sử có tên The Catalogue of Shipwrecked do Wilson-Lee - Tiến sĩ nghiên cứu tại Cambride viết.

Trong 30 năm, Hernando Colón - con trai ngoài giá thú của Christopher Columbus - đi khắp thế gian với một nhiệm vụ (rất khác với nhiệm vụ của cha mình): xây dựng thư viện lớn nhất mà thế giới chưa từng thấy.

Thu vien voi cong cu tim kiem dau tien tren the oi anh 1
Hernando Colón (1488 - 1539). Ảnh: biblioteca

Giữa năm 1509 cho tới khi qua đời vào năm 1539, Colón đã đi khắp châu Âu, đến Rome, Bologna, Modenta, Parma, Torino, Milan, Venice, Padua, Innsbruck, Augsburg, Constance, Basle, Friborg, Cologne, Antwerp, Paris, Burgos… Ông mua sách ở những nơi mình đến và cuối cùng là thành lập thư viện tư nhân lớn.

Mục đích của Colón là tạo ra một thư viện phổ quát chứa tất cả sách, bằng tất cả các ngôn ngữ và trên tất cả chủ đề.

Hernando Colón đã có khoảng 15.000 đến 20.000 cuốn sách, Tiến sĩ Edward Wilson-Lee nói. Ngày nay, con số ấy có vẻ không lớn lắm, nhưng ít nhất nó cũng lớn hơn các thư viện tư. Những mọt sách sẽ có vài trăm cuốn sách, các bộ sưu tập lớn khác thường 3.000 cuốn.

Câu chuyện thư viện của Hernando Colón đã được biết tới từ trước, nhưng phần lớn chỉ dành cho một nhóm nhỏ các nhà sử học Tây Ban Nha.

Không giống hầu hết nhà sưu tập thời đó, Colón thích những thứ in ấn và thu thập mọi bản in mà ông ta có thể đặt tay lên. Bản thảo, tờ rơi, áp phích quán rượu - tất cả đều đi vào thư viện của ông. Vào dịp Giáng sinh năm 1521, ông đã mua 700 cuốn sách ở Nichberg và thêm 1.000 cuốn vào tháng sau đó.

Đây là một người, theo một cách nào đó, đã thay đổi cách định nghĩa về kiến thức. Thay vì nói “kiến thức là điều gì đó thiêng liêng, có uy quyền của một số người La Mã và Hy Lạp cổ đại đáng kính”, ông ta thực hiện nó một cách tự nhiên: lấy mọi thứ mà mọi người đều biết và chắt lọc nó. Hình thức đó tương tự như cách làm của Wikipedia và các dự án thông tin cộng đồng ngày nay.

Ngày 9/5/1531, Colón nhận mua một cuốn sách nhỏ Peace of Cambrai, đây là bản sao duy nhất còn sót lại; vào ngày 6/5/1531, ông có được cuốn sách hướng dẫn của Capodilista viết năm 1475 hướng dẫn cách đi tới Đất Thánh…

Tham vọng của Colón cũng giống như cha ông, người tin rằng một ngày nào đó Tây Ban Nha sẽ kiểm soát toàn thế giới, đứng đầu một đế chế toàn cầu. Colón coi thư viện của mình là một bộ não, trung tâm kiến thức.

Colón ghi lại thời gian và địa điểm nơi ông mua mọi cuốn sách, chi phí, và tỷ giá hối đoái của ngày hôm đó, đôi khi còn thêm lưu ý rằng ông ta đã đọc nó ở đâu và ông nghĩ gì về nó. Rõ ràng, bộ sưu tập của ông phải được đặt hàng (ông gọi các bộ sưu tập chưa được khai thác là “cái xác chết”).

Không chỉ thu thập sách, Colón còn có nhóm làm việc để tập hợp, tóm tắt nội dung sách, đưa ra các “từ khóa” liên quan đến nội dung sách. Ở khía cạnh nào đó, có thể nói thư viện Colón đã đưa ra những thuật ngữ, có thể coi đó là công cụ tìm kiếm đầu tiên trên thế giới.

Thu vien voi cong cu tim kiem dau tien tren the oi anh 2
Ngôi nhà hiện tại của thư viện Colón. Ảnh: theguardian

Colón - đồng thời là người viết tiểu sử đầu tiên về Columbus, một người vẽ bản đồ - đã để lại thư viện cho cháu trai của mình. Người cháu trai có vẻ không quan tâm tới chúng nên những cuốn sách đã bị khóa trong căn gác của nhà thờ Seville trong nhiều thế kỷ. Từng có những câu chuyện về trẻ em thế kỷ 18 trèo lên căn gác mái để chơi với bộ sưu tập sách của Colón. Bộ sưu tập này dần dần giảm xuống dưới 4.000 cuốn sách, do những năm dài bị bỏ bê, trộm cắp và lũ lụt thường xuyên.

Ngày nay, thư viện với cái tên Biblioteca Colombiaina, chỉ còn khoảng một phần tư số sách của Colón còn lại. Nhưng ngay cả khi phần nhiều sách trong thư viện đã biến mất, thư viện của Colón vẫn có tiếng vang lớn.

Vì ham vàng, C. Columbus từng khiến 50.000 người da đỏ chết đói

Cuốn sách “Columbus: Bốn chuyến hải hành (1492-1504)” của tác giả Laurence Bergreen đã tái dựng lại sự nghiệp phiêu lưu đầy thăng trầm của nhà thám hiểm nổi tiếng Columbus.



Y Nguyên

Bạn có thể quan tâm