Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

Thủ tướng: TP.HCM cần tập trung gỡ vướng cho doanh nghiệp, người dân

Thủ tướng nhìn nhận TP.HCM cần các cơ chế công cụ chính sách điều hành cụ thể, tạo được động lực, truyền cảm hứng cho người dân, doanh nghiệp cùng chính quyền vượt qua khó khăn.

"TP.HCM có chuẩn bị, có dự báo, nhưng đúng là dự báo chưa tới. Chúng ta biết có biến động, nhưng không nghĩ, không lường được biến động sâu vậy", Bí thư Nguyễn Văn Nên chia sẻ trong cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM ngày 16/4.

Ông cho biết Thành ủy và Ban Thường vụ Thành ủy đã kiểm điểm, đề ra giải pháp trước sự sụt giảm tăng trưởng.

Sau 4 giờ làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhìn nhận thành phố cần các cơ chế công cụ chính sách lãnh đạo điều hành cụ thể, tạo được động lực, truyền cảm hứng cho người dân, doanh nghiệp tham gia cùng chính quyền vượt qua khó khăn.

"Phải dứt khoát, hiệu quả"

Điểm lại kết quả đạt được, Thủ tướng cho biết giai đoạn 2011-2019, TP.HCM đạt mức tăng trưởng kinh tế xấp xỉ 10%/năm; GDP chiếm khoảng 23% GDP của cả nước; đóng góp 1/3 giá trị sản xuất công nghiệp, 1/5 kim ngạch xuất khẩu; trên 30% tổng thu ngân sách nhà nước; đóng góp trên 66% GRDP cho Vùng kinh tế trọng điểm phía nam.

Đến năm 2022, TP.HCM có tốc độ tăng trưởng GRDP 9,3% (cả nước 8,2%); đóng góp 15,6% GDP cả nước; vốn đầu tư nước ngoài đạt 56,5 tỷ USD; xuất khẩu đạt 49,5 tỷ USD - đứng đầu cả nước.

Đứng trước các khó khăn, Thủ tướng cho rằng TP.HCM phải bình tĩnh, chủ động, linh hoạt xử lý trên tinh thần 'không cầu toàn, không nóng vội, không chủ quan cũng không bi quan' mà phải dứt khoát, hiệu quả.

Góp ý nhiều vấn đề trong quan điểm chỉ đạo điều hành của TP.HCM, Thủ tướng đề nghị thành phố tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo sinh kế cho người dân; thúc đẩy thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, chuỗi cung ứng, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ.

Lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt nguồn lực xã hội, giải ngân đầu tư công mạnh mẽ hơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Bên cạnh đó, địa phương cần nghiên cứu xử lý các vấn đề khó khăn cụ thể ở lĩnh vực bất động sản; quy định PCCC đúng tình hình, sát thực tế và khả thi; chỉ đạo đẩy mạnh chương trình phục hồi kinh tế xã hội, kích cầu đầu tư, tiêu dùng.

"Lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt nguồn lực xã hội, giải ngân đầu tư công mạnh mẽ hơn", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.

Đối với công tác cán bộ, ông Chính đề nghị tạo ra hành lang pháp lý an toàn cho cán bộ làm việc, khuyến khích người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; đặc biệt là "khuyến khích bảo vệ người dám nói".

Đẩy nhanh quy hoạch, tháo gỡ bất động sản

Trong 8 quan điểm chỉ đạo điều hành của TP.HCM trình bày, Thủ tướng lưu ý các nhiệm vụ cụ thể. Thành phố cần đẩy mạnh khẩn trương điều hành quy hoạch TP.HCM, cố gắng chậm nhất trong năm nay. "Bộ Kế hoạch Đầu tư tập trung cùng làm với TP.HCM, phải có biện pháp, quy hoạch khẩn trương, làm nhanh", Thủ tướng giao.

Nói sâu về lĩnh vực bất động sản, ông Chính nhấn mạnh TP.HCM cần tập trung giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn, và các dự án.

Riêng vấn đề xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho công nhân, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm thẩm định, Bộ Xây dựng đưa ra tiêu chuẩn, tiêu chí; chính quyền địa phương cùng vào cuộc, giải quyết theo thẩm quyền.

Các đơn vị xây dựng giải pháp, tổ chức thực hiện để thúc đẩy hấp thụ vốn, tiếp cận vốn; giải pháp giãn nợ, hoãn nợ, giãn, hoãn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để thúc đẩy tăng trưởng trong cả tiêu dùng và sản xuất. Triển khai hiệu quả Nghị quyết 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững...

Thủ tướng giao Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị triển khai; đẩy mạnh thực hiện gói 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, đặc biệt là vấn đề quy hoạch đất, giao đất.

Bản thân thành phố cần tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư, nhất là các dự án giao thông. Đẩy mạnh cải cách, giải quyết nhanh thủ tục hành chính, nâng cao các chỉ số năng lực cạnh tranh… Tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, niềm tin xã hội bằng những giải pháp, chính sách, hành động cụ thể.

“Tránh trường hợp sợ trách nhiệm không dám làm hay để xảy ra tiêu cực, sự việc kéo dài", Thủ tướng quán triệt.

Hướng tháo gỡ cho nhiều dự án lớn

Trong số 29 kiến nghị của TP.HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết có 24 kiến nghị thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng; 5 kiến nghị thuộc thẩm quyền các bộ, ngành.

Nêu lại kiến nghị TP.HCM về việc chỉ đạo Bộ Tài nguyên Môi trường, các địa phương (gồm Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Long, An Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Đồng Tháp) hỗ trợ TP.HCM chia sẻ, cung cấp nguồn vật liệu phục vụ dự án vành đai 3, Thủ tướng cho biết đã có chỉ đạo, trao đổi.

"Không có chuyện cát cứ, các địa phương không làm thì cho tôi cái văn bản, gửi trực tiếp cho tôi. Các đồng chí đừng gửi lòng vòng không biết khi nào mới đến tôi", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Người đứng đầu Chính phủ khẳng định nguồn tài nguyên khoáng sản, nguyên vật liệu là của toàn dân, Nhà nước đóng vai trò đại diện quyền sở hữu. "Do đó, Nhà nước phải có điều hành, nếu điều hành không nghe thì xử lý cán bộ", Thủ tướng quán triệt.

Không có chuyện cát cứ, các địa phương không làm thì gửi văn bản trực tiếp cho tôi

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Đối với kiến nghị hỗ trợ TP 2.900 tỷ đồng để phân bổ cho việc giải phóng mặt bằng dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài dài 50 km, vốn đầu tư hơn 16.700 tỷ đồng - Thủ tướng cho biết cơ bản đồng ý đề xuất này và đang báo cáo lên các cấp thẩm quyền, cụ thể là Bộ Chính trị, Quốc hội.

Dự án cao tốc TP.HCM - Trung Lương dài 62 km nối TP.HCM với Long An, Tiền Giang, nhưng sau hơn 10 năm khai thác đã quá tải do lưu lượng xe tăng cao, thường ùn tắc và tai nạn. Thành phố kiến nghị giao Bộ GTVT làm cơ quan chủ quản sớm mở rộng từ 4 lên 8 làn xe để đáp ứng nhu cầu đi lại, đồng bộ các dự án liên vùng. Thủ tướng đã đồng ý đề xuất này và giao Bộ GTVT làm cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện đầu tư mở rộng.

kinh te TP.HCM anh 5

Dự án vành đai 3 chuẩn bị khởi công vào tháng 6/2023 nhưng nguồn cung ứng vật liệu cát đang gặp khó. Ảnh vành đai 3 TP.HCM - đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch: Quỳnh Danh.

Về kiến nghị đẩy nhanh mở rộng đoạn đường cao tốc TP.HCM - Long Thành, Thủ tướng giao Bộ GTVT yêu cầu Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng giao Bộ GTVT, Bộ Xây dựng xem xét giải quyết đề xuất liên quan việc điều chỉnh hướng tuyến đường vành đai 4, xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường vành đai 2 (nút giao Gò Dưa) đến đường vành đai 3 đồng bộ với đoạn tuyến đường dẫn trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, điều chỉnh thời gian thực hiện dự án tuyến metro số 2, Bến Thành - Tham Lương...

Tâm lý e ngại, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ TP.HCM

Tại buổi làm việc, một số đại biểu đã đề cập tới vấn đề thận trọng, cầu toàn quá mức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức tại TP.HCM. Đây là một trong những điểm nghẽn và là nguyên nhân khiến đầu tàu kinh tế thành phố đi chậm lại.

Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết năm 2022, TP.HCM có 584 văn bản hỏi ý kiến và Bộ này đã có 604 văn bản trả lời. Tuy nhiên, hầu hết các vấn đề được hỏi thuộc thẩm quyền của thành phố.

"Đây là điều rất vô lý, thể hiện sự đùn đẩy, sợ trách nhiệm. Trung bình mỗi ngày Bộ phải trả lời cho thành phố hai văn bản, mà chúng tôi còn trăm nghìn việc khác", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

kinh te TP.HCM anh 6

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Nhật Bắc.

Ông cho rằng ngoài các nguyên nhân khách quan, tâm lý e ngại, sợ trách nhiệm, chờ đợi, thiếu chủ động là lý do khiến kinh tế của TP.HCM sụt giảm. Nếu không giải quyết vấn đề này, TP.HCM khó tạo những đột phá về tăng trưởng trong thời gian tới.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên khẳng định địa phương luôn coi trọng công tác kiểm tra, giám sát, xử lý để phát hiện cán bộ nào tốt, cán bộ nào yếu kém, chưa ổn về tư tưởng, thiếu sức chiến đấu. Tuy nhiên, ông nhìn nhận lực lượng tại TP.HCM đang dần quá tải sau đại dịch và quá trình phục hồi kinh tế.

Nghiên cứu Văn minh vật chất của người Việt ngược dòng thời gian, tái hiện quá khứ, ngọn nguồn văn hóa Việt qua đời sống vật chất phong phú, đầy biện chứng khoa học.

Thủ tướng: TP.HCM cần giải pháp phù hợp với tình hình

Từ những tác động khách quan và chủ quan đến nền kinh tế TP.HCM, Thủ tướng đề nghị các cấp, ngành tìm kiếm giải pháp linh động, hiệu quả, chắc chắn và phù hợp với tình hình.

Thứ trưởng Bộ Công an: Nhiều quy định PCCC như trên trời rơi xuống

Trung tướng Lê Quốc Hùng cho biết sẽ tiếp tục rà soát tiêu chuẩn và quy chuẩn PCCC cho phù hợp, song cũng khẳng định kiên quyết không hạ xuống các tiêu chuẩn cần thiết.

Thư Trần

Bạn có thể quan tâm