Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thủ tướng Sunak lần đầu tới Ukraine từ khi nhậm chức

Tân thủ tướng Anh Rishi Sunak ngày 19/11 bất ngờ tới Kyiv (Ukraine) để gặp lãnh đạo nước chủ nhà Volodymyr Zelensky, Guardian đưa tin.

Thủ tướng Anh Rishi Sunak tới Kyiv, gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Sky News.

Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi ông Sunak nhậm chức người đứng đầu chính phủ Anh hôm 25/10. Theo Reuters, chuyến thăm cho thấy ông Sunak sẽ tiếp tục chính sách ủng hộ mạnh mẽ Ukraine của hai người tiền nhiệm - các cựu Thủ tướng Boris Johnson và Liz Truss.

“Nước Anh hiểu rằng chiến đấu vì tự do là gì. Chúng tôi luôn ở bên các bạn”, ông Sunak viết trên Twitter.

Trong khi đó, Tổng thống Zelensky đăng tải một đoạn video hai nhà lãnh đạo gặp mặt tại Kyiv. “Cảm ơn ông, Rishi Sunak. Với các bạn bè bên mình, chúng tôi tự tin vào chiến thắng”, ông Zelensky viết.

Trong chuyến thăm, ông Sunak đã cam kết viện trợ thêm một gói khí tài phòng không trị giá 50 triệu bảng Anh (khoảng gần 60 triệu USD) cho Ukraine, bao gồm các thiết bị chống máy bay không người lái.

Kể từ khi Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine, Anh là một trong số những quốc gia ủng hộ Kyiv mạnh mẽ nhất. Tính đến đầu tháng 10, nước này đã viện trợ hàng tỷ USD cho Ukraine. Con số này lớn thứ hai thế giới và chỉ đứng sau Mỹ, theo Statista.

Cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson đã ba lần tới thăm Kyiv vào tháng 4, tháng 6 và tháng 8. Trong đó, chuyến thăm ngày 24/8 là chuyến thăm nước ngoài chính thức cuối cùng của ông trên cương vị thủ tướng Anh, diễn ra chỉ hai tuần trước khi ông rời số 10 phố Downing.

Ngay sau khi nhậm chức, cựu Thủ tướng Liz Truss cũng đã chấp nhận lời mời tới thăm Ukraine trong cuộc điện đàm với Tổng thống Zelensky. Dù vậy, bà không có đủ thời gian để hiện thực hóa mong muốn này.

Cạnh tranh Nga - Mỹ về vấn đề Ukraine

Trong cuốn sách “Cạnh tranh địa chiến lược Nga - Mỹ: Tiếp cận từ chủ nghĩa hiện thực và trường hợp khủng hoảng Ukraine”, tiến sĩ Phan Thị Thu Dung nhận định đặt trong tổng thể cạnh tranh chiến lược Nga - Mỹ từ năm 2013 đến nay thì Ukraine là điển hình cho cạnh tranh địa chiến lược quyết liệt giữa hai cường quốc hàng đầu về quân sự trên nhiều chiến tuyến, từ an ninh, chính trị, kinh tế đến truyền thông, năng lượng.

Hầu hết thành viên APEC lo xung đột Ukraine làm tăng bất ổn toàn cầu

Tuyên bố của APEC cho biết phần lớn lãnh đạo của các nền kinh tế thành viên lên án mạnh mẽ xung đột ở Ukraine, dù cũng ghi nhận "có những quan điểm khác".

Ukraine - Nga đạt được thỏa thuận quan trọng

Ukraine, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc đã cùng nhất trí gia hạn thỏa thuận tạo điều kiện để nông sản từ Ukraine an toàn đi qua Biển Đen xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Việt Hà

Bạn có thể quan tâm