Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thủ tướng làm Trưởng Ban chỉ đạo tái cơ cấu hệ thống tín dụng

Đây là giải pháp quyết liệt của Chính phủ trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, thúc đẩy xử lý nợ xấu thời gian tới.

Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình vừa thay mặt Thủ tướng báo cáo Quốc hội, làm rõ thêm những vấn đề thuộc trách nhiệm của Chính phủ như cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) và xử lý nợ xấu, các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…

Về cơ cấu lại các TCTD và xử lý nợ xấu, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết Chính phủ đã khẩn trương hoàn thiện, phê duyệt và tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020. Thực hiện nghiêm Nghị quyết của Quốc hội về hỗ trợ cơ cấu lại các TCTD và xử lý nợ xấu sau khi được thông qua.

thu truong co cau lai to chuc tin dung anh 1
Thủ tướng sẽ trực tiếp chỉ đạo việc tái cơ cấu các tổ chức tín dụng. Ảnh: Hoàng Hà

Chính phủ đồng thời kiểm soát, giám sát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng yếu kém đã mua 0 đồng và thuộc diện kiểm soát đặt biệt; thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham gia cơ cấu lại; giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh. Củng cố, chấn chỉnh hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân; xử lý dứt điểm các Quỹ yếu kém, bảo đảm an toàn hệ thống và quyền lợi của người gửi tiền.

Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết Chính phủ sẽ thành lập Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các TCTD do Thủ tướng là Trưởng ban. Bên cạnh đó sẽ tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật về xử lý nợ xấu; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm; chỉ đạo các TCTD xây dựng, triển khai phương án cơ cấu lại và xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020.

Đối với lĩnh vực tài chính, phấn đấu giảm lãi suất, bảo đảm tăng trưởng tín dụng cả năm trên 18%, tập trung cho các lĩnh vực, đối tượng ưu tiên. Chính phủ khẩn trương hoàn thành việc phân bổ, giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công.

Đồng thời tăng cường huy động, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn đầu tư; phấn đấu tổng đầu tư toàn xã hội đạt 34 - 35% GDP. Điều chỉnh phù hợp theo lộ trình giá điện, nước, các dịch vụ y tế, giáo dục... gắn với hỗ trợ đối tượng chính sách, người nghèo.

Theo số liệu từ NHNN, tính đến ngày 31/12/2016, nợ xấu của các tổ chức tín dụng là hơn 160.000 tỷ đồng, chiếm 2,52% tổng dư nợ. Tổng nợ xấu mà VAMC đã mua nhưng chưa xử lý được là 195.000 tỷ đồng, chiếm 3,39% tổng dư nợ.

Nếu gộp tổng nợ xấu nội bảng và nợ xấu mà VAMC đã mua nhưng chưa xử lý được… chiếm tỷ lệ khoảng 10,08% trên tổng dư nợ cho vay.

Hàng năm nợ xấu vẫn phát sinh thêm 1,3 - 1,5% trên tổng dư nợ. Đồng thời, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng bình quân mỗi năm khoảng 16%, thì trong 5 năm tới sẽ phát sinh thêm nợ xấu khoảng 350.000 tỷ đồng, nâng tổng nợ xấu lên đến khoảng 600.000 tỷ đồng.


Bình Nguyên

Bạn có thể quan tâm