Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Việt Nam xếp thứ 9 tại châu Á về chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu.

Tăng 12 bậc so với xếp hạng năm ngoái, Việt Nam vươn lên xếp thứ 47 toàn cầu và thứ 9 tại châu Á và dẫn đầu trong nhóm các nước thu nhập trung bình thấp.

Viện nghiên cứu INSEAD, Đại học Cornell và Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) vừa công bố xếp hạng chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2017. Việt Nam đã tăng 12 bậc, xếp thứ 9 châu Á và xếp thứ 47 toàn cầu theo xếp hạng của GII.

Theo INSEAD, Việt Nam được đánh giá cao nhờ sự vượt trội so với các nước có cùng trình độ phát triển và đứng thứ 2 trong khu vực về tiêu chí giáo dục cũng như làm rất tốt công tác cải thiện, nâng cao năng suất lao động, đa dạng hóa nền kinh tế và lượng vốn FDI thu hút được.

chi so doi moi sang tao toan cau anh 1
Xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2010 khu vực châu Á. Đồ họa: Ngô Minh.

Xếp hạng 47 trên 127 quốc gia/nền kinh tế năm 2017 là thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đã đạt được từ trước cho đến nay. Nếu tính theo chuẩn GDP thì Việt Nam đạt kết quả cao hơn kỳ vọng.

Trong ASEAN, Việt Nam vươn lên và đứng trên Thái Lan. Việt Nam được đánh giá có thế mạnh trong 7 trụ cột: đầu ra tri thức và công nghệ; chỉ số phức tạp/đa dạng của thị trường; chỉ số phức tạp/đa dạng kinh doanh;  chỉ số đầu ra sáng tạo và chỉ số tăng trưởng đầu tư cho giáo dục…

Các nền kinh tế tại châu Á trừ Campuchia đều năm trong top 100 của xếp hạng GII.

Kết quả này được xem là sự ghi nhận nỗ lực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong những năm vừa qua được các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng và Chính phủ. 

Đây là năm thứ 10 xếp hạng chỉ số GII được công bố. Chỉ số này được xem là công cụ đánh giá quan trọng, tạo điều kiện xây dựng đối thoại giữa hai khối công và tư tại các quốc gia để các nhà chức trách, các lãnh đạo doanh nghiệp và các cổ đông có thể đánh giá tiến trình trên một cách liên tục.

Bảng xếp hạng GII năm nay đánh giá 127 nền kinh tế, tương đương 92,5% dân số và 97,6% GDP thế giới, dựa trên 81 tiêu chí.

Đến 2030, kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 65% GDP

Hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo là một trong những nội dung chính của Nghị quyết Trung ương 5 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực kinh tế thị trường.



Ngô Minh

Bạn có thể quan tâm