Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thủ tướng gửi thư chia buồn với các gia đình bị thiệt hại do bão Linda

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chia buồn, động viên sâu sắc tới người thân các gia đình chịu thiệt hại vì cơn bão Linda năm 1997.

Ngày 30/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi thư chia buồn tới các gia đình, chiến sĩ sau 20 năm cơn bão số 5 (Linda) đổ bộ vào đồng bằng sông Cửu Long. 

Thủ tướng gợi nhắc lại ngày 2/11/1997, bão Linda rất mạnh, bất ngờ và dị thường đã đổ bộ vào đồng bằng sông Cửu Long - vùng đất rất hiếm khi có bão. Bão đã gây thiệt hại rất nghiêm trọng về người và tài sản, đặc biệt là đối với tỉnh Cà Mau.

Con bao Linda anh 1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc 

chia buồn với nỗi đau, mất mát của thân nhân các gia đình chịu hậu quả của cơn bão Linda. Ảnh: VGP.

Thủ tướng nhận định rất nhiều ngư dân và tàu thuyền của đồng bào ta đã nằm lại biển khơi. Nhà cửa và cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nặng nề. Cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, chiến sĩ và lực lượng phòng, chống thiên tai đã nỗ lực ứng phó, khắc phục thiệt hại, giúp đồng bào vượt qua nỗi đau, khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống.

Qua thư, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ nỗi đau, mất mát của các gia đình bị mất người thân. "Vào ngày này, tất cả chúng ta đều xúc động nhớ đến thời khắc đau thương đã xảy ra. Thay mặt Chính phủ, tôi gửi tới đồng bào, thân nhân các gia đình bị thiệt hại lời thăm hỏi, chia sẻ sâu sắc nhất. Đồng thời, tôi cũng ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của chiến sĩ và lực lượng phòng, chống thiên tai", Thủ tướng viết.

Con bao Linda anh 2

Hướng đi của bão Linda được cho là khó đoán.

 

Bên cạnh đó, Thủ tướng nhắc nhở gần đây, thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, xảy ra trên khắp các vùng miền cả nước. Các thách thức của biến đổi khí hậu, sự suy giảm rừng phòng hộ ven biển, lún sụt đất, nước biển dâng… là những yếu tố làm tăng nguy cơ rủi ro khi có thiên tai, nhất là bão, áp thấp nhiệt đới đối với đồng bằng sông Cửu Long.

"Với bài học đắt giá từ cơn bão Linda, tôi kêu gọi đồng bào, chiến sĩ và các lực lượng phòng, chống thiên tai cả nước, trong đó có các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cần đề cao cảnh giác, sẵn sàng, chủ động ứng phó với thiên tai, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra", Thủ tướng nhấn mạnh.

Đêm 31/10/1997, vùng áp thấp ở khu vực nam Biển Đông mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới với sức gió cấp 6-7, di chuyển theo hướng tây.

Trưa 1/11/1997, áp thấp nhiệt đới cách Côn Đảo khoảng 600 km về phía đông chếch nam và mạnh dần lên thành bão. Cơn bão số 5, có tên quốc tế là Linda, di chuyển với vận tốc 20 km/h, mạnh lên cấp 8-10, gió giật trên cấp 10. Trưa 2/11/1997, tâm bão đi qua phía nam của Côn Đảo với sức gió đạt cấp 10, giật cấp 12.

Tối 2/11/1997, bão đi vào vùng bờ biển Cà Mau, Bạc Liêu và đổ bộ vào đất liền với sức gió mạnh nhất đạt cấp 8, cấp 9. Sáng 3/11/1997, bão đi sang vùng biển Cà Mau - Kiên Giang và đi về phía tây vịnh Thái Lan.

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, bão Linda gây thiệt hại 7.200 tỷ đồng cho 21 tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ, khiến 778 người chết, 2.123 người mất tích, 1.232 người bị thương, 107.892 ngôi nhà bị sập. Trong đó, riêng tỉnh Cà Mau đã có 128 người chết, 1.164 người mất tích và 601 người bị thương.

Cảnh tượng xả lũ lớn nhất 10 năm qua

Sáng 11/10, thủy điện Hòa Bình mở 8 cửa để xả lũ do lưu lượng nước đổ về quá lớn. Tình trạng ngập lụt có khả năng cao diễn ra ở hạ du.

Cảnh xác xơ, tang tóc sau cơn lũ quét lịch sử ở Yên Bái

Các xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu, xã Phúc Sơn thuộc huyện Văn Chấn là hai trong số nhiều nơi ở Yên Bái bị hứng chịu thiệt hại nặng nề bởi lũ quét hôm 11/10.



Trà My

Bạn có thể quan tâm