Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thủ tướng: giàn khoan TQ gây hậu quả 'hết sức nghiêm trọng'

Thủ tướng vừa giao cơ quan chức năng củng cố, chuẩn bị hồ sơ để lãnh đạo Đảng, Nhà nước xem xét, cân nhắc thực hiện việc đấu tranh pháp lý theo luật pháp quốc tế.

Trong thông cáo phát đi sau phiên họp Chính phủ chiều 1/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có kết luận về tình hình trên Biển Đông.

Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, hành động Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Về chiến lược, Việt Nam không bất ngờ về sự việc này, tuy nhiên hậu quả của nó là hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, tác động tiêu cực đến quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai bên.

Chính phủ họp bàn giải pháp ứng phó tình hình Biển Đông

Ngày 30/6, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6/2014 tổ chức theo hình thức truyền hình trực tuyến với sự tham dự của lãnh đạo các địa phương trên cả nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương nỗ lực cao nhất, tiếp tục thực hiện nghiêm túc chủ trương, định hướng của Trung ương Đảng, Chính phủ, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, kiên định, kiên trì các giải pháp, biện pháp, đối sách đấu tranh bằng biện pháp hoà bình trên thực địa, bằng chính trị - ngoại giao, bằng thông tin, truyền thông trong nước và nước ngoài, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Thủ tướng giao các cơ quan chức năng tiếp tục củng cố, chuẩn bị hồ sơ để  lãnh đạo Đảng, Nhà nước xem xét, cân nhắc thực hiện việc đấu tranh pháp lý theo luật pháp quốc tế.

Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chức năng và các địa phương trong thời gian tới tập trung vào các nhiệm vụ sau: Các cơ quan chức năng theo dõi sát, nắm chắc tình hình, chủ động xử lý và báo cáo kịp thời những tình huống mới, phức tạp.

Thông cáo cũng nêu rõ yêu cầu của Thủ tướng giao các cơ quan chức năng tiếp tục củng cố, chuẩn bị hồ sơ để  lãnh đạo Đảng, Nhà nước xem xét, cân nhắc thực hiện việc đấu tranh pháp lý theo luật pháp quốc tế.

Giải thích thêm về yêu cầu này tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 1/7, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho hay, việc này được Thủ tướng giao các cơ quan chức năng chuẩn bị.

"Còn trình báo cho Bộ Chính trị, hay Trung ương thì theo đúng quy định, quy chế. Hiện, Trung ương cũng như Bộ Chính trị rất tập trung chỉ đạo khi nào ta có lịch thì sẽ sẵn sàng báo cáo", ông Nên cho hay.

Đối với các Bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng giao tiếp tục giúp đỡ, hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp bị thiệt hại; làm tốt công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội. "Dứt khoát không để tái diễn sự việc như vừa qua tại một số địa phương", Thủ tướng nêu rõ.

Phiên họp Chính phủ tháng 6. Ảnh: VGP.
Phiên họp Chính phủ tháng 6. Ảnh: VGP.

Phiên họp Chính phủ diễn ra với bối cảnh đặc biệt - từ đầu tháng 5 đến nay, Trung Quốc bất chấp đạo lý và pháp lý, luật pháp quốc tế; thoả thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước; quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc, đưa trái phép giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Hành động Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Về chiến lược, Việt Nam không bất ngờ về sự việc này, tuy nhiên hậu quả của nó là hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, tác động tiêu cực đến quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai bên.

Hành động này của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, ảnh hưởng xấu tới quan hệ Việt - Trung, tác động tiêu cực đến việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định, an ninh của khu vực.

Các thành viên Chính phủ đã dành thời gian để đánh giá tác động của vụ việc tới tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng cũng như bàn các giải pháp, phương án ứng phó.

Chủ động ứng phó với tác động tiêu cực

Để ứng phó với những tác động tiêu cực về kinh tế - xã hội do tình hình phức tạp trên Biển Đông, Thủ tướng nhấn mạnh chủ trương của Việt Nam là xây dựng và vận hành nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu rộng. Các quan hệ kinh tế đều dựa trên nguyên tắc thị trường, bình đẳng, cùng có lợi.

“Việt Nam hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nền kinh tế trên thế giới chứ không phụ thuộc vào bất cứ nền kinh tế nào”, Thủ tướng khẳng định.

Thủ tướng yêu cầu các ngành, các cấp thực hiện có hiệu quả các đột phá chiến lược, đẩy nhanh tiến độ Đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực gắn với nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. 

“Các biện pháp bảo đảm nền kinh tế Việt Nam không phụ thuộc vào một thị trường nhất định đã được nêu ra trong nội dung Đề án Tái cơ cấu nền kinh tế”, Thủ tướng cho biết.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu, cùng với việc triển khai quan hệ hợp tác bình thường, cùng có lợi với Trung Quốc, các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục chủ động tính toán các phương án ứng phó phù hợp khi xảy ra các tình huống xấu; mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu; tận dụng, khai thác có hiệu quả các Hiệp định thương mại, cam kết quốc tế; khuyến khích tiêu dùng nội địa, thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, phát triển vùng nguyên liệu và chủ động về nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Nguyễn Hưng

Bạn có thể quan tâm