Chiều 2/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại trường hợp ca nhiễm đầu tiên ở Đà Nẵng và cho biết đến nay, đã có 7 tỉnh, thành có người dương tính với Covid-19, 5 người tử vong.
Theo người đứng đầu Chính phủ, nguy cơ dịch đang diễn ra ở nhiều nơi, không chỉ là Quảng Nam, Đà Nẵng mà ở cả TP.HCM và Hà Nội. Trong đó, hai địa phương là Đà Nẵng và Quảng Nam đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Nhấn mạnh tinh thần lần này là kiên quyết khoanh vùng dập dịch và giãn cách xã hội ở khu vực có dịch, Thủ tướng yêu cầu phải làm sao có thể thực hiện được mục tiêu kép trong lúc toàn cầu đang khó khăn.
Nhắc đến việc TP.HCM và Hà Nội đều làm kiên quyết, xét nghiệm diện rộng và truy vết bằng công nghệ thông tin nên kiểm soát cơ bản tình hình, Thủ tướng cho rằng giãn cách xã hội phải được đặt ra ở đâu đó chứ không phải ở tất cả các nơi trên cả nước.
“Một vài địa phương quá nóng ruột, quá lo lắng mà cho giãn cách xã hội. Chúng ta phải thực hiện mục tiêu kép để vừa chống dịch, vừa không làm đứt gãy nền kinh tế”, Thủ tướng quán triệt. Ông biểu dương TP.HCM và Hà Nội kịp thời dừng những ngành nhạy cảm, có nguy cơ lây nhiễm, còn lại vẫn cho hoạt động bình thường. Theo ông, đây là một phương thức tốt.
Thủ tướng cũng lưu ý cần vận động nhân dân rửa tay bằng xà phòng, nước diệt khuẩn, không tập trung đông người; xét nghiệm mở rộng những cá nhân từ Đà Nẵng, Quảng Nam về.
Về kỳ thi THPT sắp tới, Thủ tướng muốn tiếp tục lắng nghe vì hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.
“Một số ý kiến bảo hoãn thi thì có đúng không trong khi chỉ có vài tỉnh giãn cách xã hội? Chúng ta có cần tổ chức kỳ thi thành mấy lần không? Chúng ta cẩn trọng nhưng cần lắng nghe thêm ý kiến để thảo luận”, Thủ tướng nói.
Ông một lần nữa nhấn mạnh tinh thần phải bảo vệ sức khỏe nhân dân nhưng không để đứt gãy kinh tế. “Ta phải có nghệ thuật lãnh đạo để cân bằng, làm cho thật tốt, để nhân dân ủng hộ chúng ta. Chỉ có nhân dân ủng hộ mới thành công”, người đứng đầu Chính phủ chia sẻ.
Về vấn đề người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, một số trung tâm cách ly chưa nghiêm túc, Thủ tướng cho biết đã kịp thời chấn chỉnh.
“Phải làm sao vừa chống dịch, vừa đảm bảo hoạt động kinh tế tối thiểu, cần thiết để không có quá nhiều người thất nghiệp”, Thủ tướng nói.
Theo người đứng đầu Chính phủ, trước đây, chúng ta nói chống dịch như chống giặc, nhưng nay mỗi gia đình trong vùng dịch cần là một pháo đài, mỗi người dân trong vùng dịch là một chiến sĩ trong pháo đài ấy để ngăn chặn dịch lây lan trong cộng đồng.
Tính đến 2/8, Việt Nam đã ghi nhận 590 ca mắc Covid-19; 5 ca tử vong; số ca điều trị khỏi là 373 ca còn 215 ca bệnh đang được điều trị. Theo nhận định của quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, tốc độ dịch lây lan trong đợt này cao hơn nhiều so với đợt dịch hồi tháng 4. Trong đó, nguồn lây nhiễm chính ở Bệnh viện Đà Nẵng với hệ số lây nhiễm từ 6-10. Trong khi đó, trước kia hệ số lây nhiễm ở Bệnh viện Bạch Mai chỉ có 1,8-2.
Vấn đề đáng lo ngại hơn được ông Long đề cập là việc dịch Covid-19 tấn công vào 3 khoa nhiều bệnh nhân yếu nhất của Bệnh viện Đà Nẵng. Vì vậy, dù Bộ Y tế đã điều động lực lượng tinh nhuệ nhất, gồm các giáo sư, bác sĩ đầu ngành giỏi nhất vào Đà Nẵng cũng không thể cứu chữa cho một số bệnh nhân.
“Dịch ở Đà Nẵng hết sức phức tạp, chúng tôi đã tung một lực lượng lớn chưa từng có trong tiền lệ, chỉ đạo làm sao dập tắt dịch sớm ở Đà Nẵng”, ông Long nói.
Bộ Giáo dục đề xuất chia kỳ thi THPT quốc gia thành 2 đợt
Bộ Giáo dục đề xuất chia kỳ thi THPT quốc gia thành 2 đợt. Đợt 1 cho những nơi an toàn với dịch Covid-19, đợt 2 với những nơi có nguy cơ cao.
Thủ tướng: Phải khống chế tốc độ lây nhiễm Covid-19
Thủ tướng yêu cầu không được tổ chức lễ hội lớn, kể cả tụ tập đông người, tổ chức đám cưới đông người ở những nơi có dịch bệnh để hạn chế lây nhiễm.
8 năm liền không có ngày 30 Tết, vì sao?
Kể từ năm 2025-2032, trong 8 năm liền chỉ có ngày 29 tháng Chạp. Vậy vì sao những năm này không có ngày 30 Tết?