Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thủ tướng bắt đầu thăm chính thức Hà Lan

Chiều 10/12 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Luxembourg đã hạ cánh ở sân bay quốc tế Schiphol (Amsterdam), Hà Lan.

Chuyến thăm chính thức của Thủ tướng tới Hà Lan diễn ra từ ngày 11 đến 13/12. Ảnh: Đoàn Bắc.

Việt Nam và Hà Lan thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973. Quan hệ thương mại hai nước không ngừng phát triển, kim ngạch thương mại khá lớn và tăng đều hàng năm, trong đó Việt Nam luôn xuất siêu.

Từ năm 2002, xuất khẩu sang Hà Lan bắt đầu có chiều hướng tăng mạnh, trung bình khoảng 15%/năm. Hà Lan hiện là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại Châu Âu.

Những năm gần đây, Hà Lan luôn là một trong những nhà đầu tư Châu Âu lớn nhất tại Việt Nam. “Tính đến 1/2022, với dự án FDI còn hiệu lực, Hà Lan xếp thứ 8/140 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, với 380 dự án trị giá hơn 13,5 tỷ USD”, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Một số dự án đầu tư đáng chú ý của Hà Lan tại Việt Nam gồm: Nhà máy điện Mông Dương trị giá 2,1 tỷ USD và nhà máy điện Phú Mỹ 3 trị giá 410 triệu USD (thực chất là đầu tư của Mỹ thông qua văn phòng tại Hà Lan); Công ty Pepsico Việt Nam trị giá 180 triệu USD.

Các dự án đầu tư chủ yếu thực hiện tại các tỉnh phía Nam: TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương…

Ngoài ra, các địa phương gồm TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp hiện cũng có hợp tác với các địa phương Hà Lan.

Hà Lan là một nước có nền kinh tế phát triển cao, độ mở lớn. Những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn hàng đầu của Hà Lan là phát triển ngành nông sản và thực phẩm, ngành làm vườn, quản lý nước, vận tải logistics, cảng biển năng lượng, hóa chất, công nghệ cao, khoa học đời sống và y tế.

Hà Lan sở hữu nhiều tập đoàn quy mô toàn cầu như Royal Philips Electronics (một trong những tập đoàn điện tử và thiết bị gia dụng lớn nhất thế giới); KLM Royal Dutch Airlines (hàng không); Royal Dutch Shell (dầu khí, liên doanh với Anh); Unilever (sản xuất thực phẩm, đồ uống, chất tẩy rửa và chăm sóc cá nhân, liên doanh với Anh); ING Group (ngân hàng, tài chính); Aegon (bảo hiểm); Heineken và Amstel (sản xuất bia); Akzo Nobel (sản phẩm y tế, hóa chất)…

Hiện nay, nền kinh tế Hà Lan đã và đang hướng đến tăng trưởng xanh. Chính phủ nước này xem định hướng đó là cần thiết để duy trì khả năng tăng trưởng kinh tế trong tương lai, đồng thời giảm thiểu tác động môi trường và lệ thuộc vào các nguồn tài nguyên đang dần khan hiếm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dạo phố cùng thủ tướng Luxembourg Thủ tướng Luxembourg mời Thủ tướng Phạm Minh Chính tản bộ tham quan trung tâm thành phố, bảo tàng và cùng thưởng thức món bánh quy trên đường phố Luxembourg.

Thủ tướng Luxembourg chủ trì lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính

Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel ngày 9/12 đã chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Quảng trường Clairefontaine.

Thủ tướng đến Luxembourg, bắt đầu chuyến công du châu Âu

Sáng 9/12 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Luxembourg, bắt đầu chuyến thăm 3 nước châu Âu (Luxembourg, Hà Lan, Bỉ).

Hoài Thu

Bạn có thể quan tâm