Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Thứ trưởng Bộ Y tế: TP.HCM nên cân nhắc hy sinh hoạt động của chợ

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng TP.HCM nên cân nhắc hy sinh hoạt động của các chợ đầu mối, chợ truyền thống một thời gian ngắn để đổi lấy hiệu quả chống dịch.

Covid-19,  nguy co,  lay nhiem,  khu tro,  cho anh 1

Tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết từ ngày 15/6 đến nay, các ca bệnh tập trung ở khu nhà trọ, cụm dân cư, cơ sở sản xuất, tòa nhà văn phòng. Dịch lây mạnh hơn ở môi trường chật hẹp, thông khí kém và tiếp xúc giữa người với người nhiều.

Trong báo cáo dài 12 trang về tình hình các ổ dịch tại TP.HCM, lãnh đạo Sở Y tế nhắc đến từ khóa "chợ" 13 lần, cùng với đó là sự xuất hiện của các từ khóa "nhà trọ", "ve chai", "công nhân"...

Góp ý tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng TP.HCM nên cân nhắc hy sinh hoạt động của các chợ đầu mối, chợ truyền thống một thời gian ngắn để đổi lấy hiệu quả chống dịch.

Lây rất nhanh tại chợ, khu trọ

"Sự lây lan cho thấy việc giao lưu, tiếp xúc tại các chợ đầu mối, chợ truyền thống hiện nay không đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Mật độ giao lưu cao. Hiện nay, khẩu trang, khoảng cách cũng như khử khuẩn không đảm bảo", ông Nguyễn Tấn Bỉnh nhận định.

Covid-19,  nguy co,  lay nhiem,  khu tro,  cho anh 2

Từ một ca chỉ điểm, ngành y tế phát hiện 99 F0 tại vựa ve chai Đề Thám (quận 1). Ảnh: Ngọc Tân.

Trong báo cáo, Sở Y tế nhắc tên các ổ dịch tại chợ khu phố 2, chợ Kim Biên, chợ đầu mối Hóc Môn, chợ Sơn Kỳ... với tốc độ lây lan nhanh, đối tượng lây lan đa dạng từ tiểu thương, người bốc xếp, người đi mua hàng...

Các khu chung cư, nhà trọ cũng xuất hiện nhiều ổ dịch, như tại chuỗi nhà trọ đường Tô Ngọc Vân (Thạnh Xuân, quận 12) và nhà trọ Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức.

Ngày 24/6, TP.HCM phát hiện 53 ca bệnh là nhân viên Công ty Trung Sơn đang cách ly tập trung. Công ty này hoạt động trong môi trường máy lạnh, giao lưu tiếp xúc rất nhiều, đặc biệt trong thời gian ăn uống, nghỉ ngơi, tạo điều kiện cho lây lan.

Tại vựa ve chai Đề Thám, từ một người bán ve chai là ca chỉ điểm đã phát hiện ra 99 F0 khác đều làm nghề ve chai. Tại các gia đình, có trường hợp phát hiện một người làm công ty mắc bệnh, trong công ty chưa phát hiện thêm ai thì 7 người thân ở nhà đã nhiễm hết.

Giám đốc Sở Y tế cho biết các ca nhiễm trong cộng đồng đang được phát hiện nhờ có triệu chứng và đến khám ở các cơ sở khám chữa bệnh. Trung bình mỗi ngày có 15 F0 được phát hiện theo cách này (cao điểm như ngày 24/6 ghi nhận 27 ca).

"Đây là những ca chỉ điểm, từ đó tiến hành truy vết ra các ổ dịch ở khu nhà trọ, cơ sở sản xuất và chợ đầu mối", ông Bỉnh cho biết.

Covid-19,  nguy co,  lay nhiem,  khu tro,  cho anh 3

TP.HCM đã yêu cầu dừng toàn bộ chợ tự phát để phòng chống dịch. Ảnh minh họa: Quỳnh Danh.

Thông qua tốc độ lây lan ở các ổ dịch, lãnh đạo Sở Y tế nhận định chủng Delta đang lây lan rất nhanh. Nhiều ca là nhân viên y tế lấy mẫu, sử dụng khẩu trang N95 nhưng vẫn mắc bệnh. Trong khu cách ly có một nữ điều dưỡng chỉ làm công tác lấy nhiệt độ hàng ngày những cũng trở thành F0.

"Qua đó để thấy chúng ta phải thực hiện giãn cách giữa từng phòng làm việc trong một công ty với nhau, giữa người nhà với những người xung quanh cũng phải hạn chế" ông Bỉnh nhận định.

Sẵn sàng mở rộng phong tỏa, cho công nhân ăn ở tại nhà máy

Về các biện pháp đang duy trì, ông Bỉnh cho biết thành phố đang thực hiện nghiêm Chỉ thị 10 của UBND TP, đồng thời tăng cường điều tra truy vết, khoanh vùng dập dịch, xét nghiệm mở rộng các khu vực có nguy cơ cao.

Với các khu vực đang phong tỏa, chính quyền địa phương sẽ phối hợp với ngành y tế đánh giá, nếu có nguy cơ cao thì có thể mở rộng phạm vi phong tỏa rộng hơn.

Covid-19,  nguy co,  lay nhiem,  khu tro,  cho anh 4

Sở Y tế TP.HCM khuyến khích các nhà máy cho công nhân lưu trú tại chỗ làm Ảnh: Phạm Ngôn.

TP cũng sẽ tăng cường quản lý giám sát trong khu công nghiệp, yêu cầu người lao động sau giờ làm việc nên ở nhà; kiểm soát các khu lưu trú dành cho công nhân. Các đơn vị sản xuất có điều kiện nên nghiên cứu nơi lưu trú cho công nhân tại nơi làm việc.

Đề cập đến nhân lực chống dịch, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết hiện nay nhân lực của các bệnh viện tuyến trung ương và của thành phố được huy động để tiêm vaccine. Còn lực lượng của các quận huyện thì tập trung vào truy xết xét nghiệm.

Cùng với việc tiêm vaccine đợt 4, TP đang truy vết sâu các F1 và mở rộng xét nghiệm các khu vực xung quanh. Kinh nghiệm ở Bình Tân là lúc đầu phong tỏa diện hẹp, nhưng sau đó phải phong tỏa cả 3 khu phố với 56.000 dân.

"Chỉ cần để một ca lọt ra ngoài thì từ đó sẽ phát tán rất nhanh", ông Bỉnh nhận định.

Đa số ca không có triệu chứng

Theo ông Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc HCDC, thống kê cho thấy số F0 không có triệu chứng đang chiếm đến 68%, tăng cao hơn so với giai đoạn đầu.

Giám đốc Nguyễn Trí Dũng cho hay qua những ca chỉ điểm được phát hiện tại bệnh viện, hầu hết trường hợp này không cho thấy triệu chứng trước đó hoặc triệu chứng rất mơ hồ. Tuy nhiên, khi truy vết ngược lại thì ngành y tế lại phát hiện cả chùm ca bệnh liên quan.

“Nếu những trường hợp này không đi khám bệnh, rõ ràng ngành y tế sẽ bỏ lọt vì không phát hiện. Như vậy chúng ta lại chậm hơn là điều thấy rõ”.

Từ công tác truy vết, điều tra dịch tễ, ông Dũng đánh giá chuỗi lây truyền virus qua nhiều thế hệ có 2 khả năng. Một là tăng độc lực (nếu biến chủng) tuy nhiên trường hợp này ít hơn.

Hai là nếu không biến thể, qua nhiều thế hệ, độc lực của virus sẽ giảm. Giám đốc HCDC đặt nghi vấn tình hình dịnh bệnh đang theo khả năng thứ 2, dẫn đến việc người bệnh không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.

TP.HCM đang có những ổ dịch nào?

Đến 25/6, TP.HCM ghi nhận 2.549 ca mắc Covid-19. Thành phố đang ra sức truy vết, chặn 11 ổ dịch đáng lưu ý và nhiều chuỗi lây nhiễm khác.

Ngọc Tân - Thư Trần

Bạn có thể quan tâm