Thủ thuật nâng cấp CPU của laptop cũ
Nếu bạn thật sự am hiểu phần cứng, chỉ cần bỏ ra một ít tiền (50-100 USD) để thay CPU là lại có ngay một laptop mạnh hơn hẳn.
Ảnh minh họa |
Dưới đây là hướng dẫn nâng cấp CPU cho laptop Compaq Armada 1750. Những người dùng máy khác cũng có thể tham khảo bài này, vì các laptop thường chỉ khác nhau ở vụ trí đặt CPU.
Xác định khả năng nâng cấp CPU
Trước khi nâng cấp máy tính, bạn cần biết xem máy của mình có thể nâng cấp được hay không. Muốn vậy, bạn cần xác định được các thông tin về chipset và RAM của máy. Máy Armada 1750 trong bài viết này sử dụng chipset Intel 440BX, FSB: 100 MHz, một SDRAM của Hãng Toshiba là kiểu TC59S64 (64 MB).
Sau đó, muốn biết CPU máy của mình có thể nâng cấp được không, bạn hãy tham khảo trên Google với từ khóa “processor upgrade”. Ví dụ, với chiếc Armada 1750 có thể thay Processor Intel 440BX, 100MHz FSB bằng chip MMC-2.
Tiếp tục tra cứu trên Google để biết Processor có thể thay thế được, sản xuất ở hãng với tên thương mại là gì. Ví dụ, MMC-2 nằm trong dòng sản phẩm Pentium III 650 MMC-2 hoặc Celeron FC-PGA2, 100MHz FSB.
Cuối cùng, bạn lên các website rao vặt, mua bán thiết bị tin học để tham khảo giá trước rồi hãy đến các cửa hàng tin học mua để tránh bị “hớ” giá.
Hỗ trợ nâng cấp
Một số mainboard không cho phép nâng cấp chip xử lý, do đó muốn làm được việc này, bạn cần chương trình CPU MSR. Chương trình này cho phép bạn thay đổi các thông số model đăng ký của chip xử lý, tải tại http://tinyurl.con/6y563b. Tải xong, bạn nhấn chuột phải vào file CPU MSR, chọn Extract File here. Sau đó mở thư mục “LLADrv 1.0 XP 32b” ra, chạy file setup.exe, rồi nhấn OK hai lần. Quay trở lại Desktop, bạn chạy fle CPUMSR.exe, chọn Yes>OK 3 lần.
Sau khi cài đặt chương trình, bạn sẽ thiết lập các thông số để kích hoạt L2 Cache bằng cách vào thẻ Features, tại dòng Adjacent Cache Line Prefetch, đánh chọn 2 cache lines. Dòng Third Lavel Cache, bạn chọn Enable. Dòng L1 Data cache context mode, bạn chọn Adaptive. Sau đó vào Configuration>General>Save Configuration, đặt tên fle lưu (nên lưu vào thư mục trong C:Windowssystem32, rồi nhấn Save>OK). Sau thiết lập này, mainboard sẽ hỗ trợ Processor được tới 500MHz - 1.000 MHz hoặc cao hơn nữa tùy dòng mainboard của bạn. Lúc đó, Processor mới sẽ không bị tình trạng “thắt cổ chai”.
Tiến hành thay CPU
- Trước tiên, bạn mở bốn con ốc ở đáy máy ra, sau đó nhẹ nhàng tách rời phần trên gồm bàn phím và màn hình LCD ra khỏi phần dưới.
- Sau đó, nhẹ nhàng tách rời phần khung đệm vỏ nhựa giữa phần đáy của máy. CPU của bạn sẽ nằm về phần giữa của cổng hồng ngoại và quạt làm mát.
- Tách phần bản mạch có cổng hồng ngoại ra, nhìn xuống dưới, bạn sẽ thấy CPU của máy.
- CPU của laptop được phủ bởi hai miếng hợp kim giúp tản nhiệt và chống bụi màu bạc.
- Bạn tách bản mạch chứa hệ thống chân đỡ chịu lựu ở trên ra, quay ngược bản mạch lại, bạn sẽ nhìn thấy CPU.
- Bây giờ, bạn chỉ cần tháo ốc của CPU ra và thay bằng CPU khác mạnh hơn, sau đó ráp máy lại như cũ (ngược lại với qui trình tháo máy).
Lưu ý
- Trước khi tiến hành quá trình nâng cấp này, bạn cần phải tháo pin của máy, pin CMOS (pin có hình dạng như pin đồng hồ lưu trữ thông tin hệ thống) cũng như tất cả các nguồn cấp điện cho máy.
- Khi tháo chip xử lý ra, miếng bạc tản nhiệt và chống bị bên trái cũng sẽ rời ra ngoại, bạn phải lắp nó lại, nếu không chip xử lý sẽ mau chóng bị nóng (có thể làm nổ chip). Đồng thời khi gắn lại, bạn nhớ cài cái khe nhỏ (cỡ 2 x 3 mm) vào đúng vị trí khớp của nó, nếu không CPU sẽ bị vênh và tiếp điện ra các bản mạch khác làm pin CMOS và pin nguồn rất mau bị cạn dung lượng.
- Sau khi ráp xong máy, bạn nên rút pin nguồn ra và dùng nguồn điện nhà để chạy máy trong vài lần đầu tiên. Nếu ở lần khời động đầu tiên mà máy không hoạt động, bạn nên đưa máy vào trong tủ sắt để khoảng một ngày nhằm khử tĩnh điện xảy ra khi bạn đang tháp lắp máy. Sau một ngày, bạn cắm máy vào nguồn điện nhà và khởi động lại máy bình thường.
(Theo VietCNTT)