Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thư Sydney: 'Tôi không thấy hoảng sợ lắm'

Anh Trần Xuân Trọng, 33 tuổi, học thạc sĩ ngành quản trị nhân lực ở Đại học Central Queensland, là người đã có mặt tại hiện trường vụ bắt cóc.

Một phụ nữ bị thương được cảnh sát đưa ra khỏi quán cà phê để cấp cứu.
Một phụ nữ bị thương được cảnh sát đưa ra khỏi quán cà phê để cấp cứu. Ảnh: Daily Mail

Anh Trọng kể: Khi đang ngồi nói chuyện với anh Hoàng Anh, chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Năng động bang New South Wales, tôi tình cờ biết tin về vụ bắt cóc con tin ở quán cà phê Lindt trên truyền hình. Tôi liền tức tốc chạy đến hiện trường xem chuyện gì đang xảy ra.

Tôi đến hiện trường lúc 11h30. Cảnh sát và lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố lúc đó rất đông. Họ thiết lập thành hai vòng vây, vòng ngoài để ngăn chặn người hiếu kỳ và vòng trong trước quán Lindt để tìm cách giải cứu con tin.

Nhiều nhà báo của Australia và quốc tế sau đó cũng đổ về hiện trường. Cảnh sát phong tỏa toàn bộ khu Martin Place vì nơi đây tập trung rất nhiều trung tâm mua sắm, khu ăn uống và khu đi bộ. Quán Lindt ít có du học sinh Việt Nam lui tới vì giá cả khá đắt. Khu vực này chủ yếu dành cho khách có tiền.

Toàn bộ hoạt động kinh doanh ở khu vực này đều được lệnh đóng cửa. Theo tôi biết, Martin Place là khu vực tương đối nhạy cảm vì gần Lãnh sự quán Mỹ.

Kẻ bắt cóc con tin ở Australia từng bị tố tấn công tình dục

Nguồn tin cảnh sát cho biết kẻ chủ mưu vụ bắt cóc con tin chấn động Australia là một phần tử Hồi giáo cực đoan người Iran, từng bị buộc tội tấn công tình dục phụ nữ và giết người.


Tôi cũng có gặp một nhóm khoảng chục người Việt ở gần hiện trường, vì nơi đây có nhiều trung tâm dạy tiếng Anh cho du học sinh nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Lúc đó có khá nhiều cảnh sát, trong đó có lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố đã bắt đầu dàn quân vào vị trí.

Đám đông hiếu kỳ chen chúc nhau ở vòng ngoài ngóng xem có diễn biến gì mới dù trước đó cơ quan chức năng đã nhiều lần nhắc nhở tránh tụ tập và những người còn ở trong các tòa nhà xung quanh tránh xa cửa sổ.

Nói chung tôi cũng không cảm thấy hoảng sợ lắm vì Australia từ trước đến giờ tương đối an toàn. Vả lại sự việc chỉ diễn ra trong một quán cafe, không phải ngoài đường. Đến 15h30 thì tôi rời khỏi hiện trường.

Anh Nguyễn Hoàng Anh cũng có nói với tôi rằng đã đăng thông báo lên Facebook khuyến cáo các sinh viên Việt Nam nên ở nhà và tránh khu vực trung tâm thành phố cho đến khi tình hình được cải thiện.

Cầu mong mọi việc sẽ kết thúc tốt đẹp. Ngày Giáng sinh và năm mới cũng sắp đến rồi. Cũng như mọi người, tôi chỉ cầu mong sự an bình trong cuộc sống.

Vì sao cảnh sát Australia nổ súng cứu con tin?

Sau khi nghe thấy hàng loạt tiếng súng từ bên trong quán cafe nơi các con tin bị bắt giữ, cảnh sát Australia quyết định xông vào hiện trường để giải cứu nạn nhân.


Sinh viên Việt Nam ở Sydney Lê Nguyễn Ý Nhi: Hiện giờ đang là kỳ nghỉ của sinh viên. Bạn bè tôi ở Australia đăng và chia sẻ thông tin về vụ bắt cóc trên mạng xã hội rất nhiều. Chủ yếu họ bày tỏ sự sợ hãi, kêu gọi mọi người đừng tụ tập nơi đông người và nói rằng người Hồi giáo cực đoan đang phá hoại sự an toàn của Australia.

Tôi theo dõi tin tức được truyền hình trực tiếp trên Đài Channel 7 tại tiệm làm móng mà tôi đang làm thêm. Hầu hết khách hàng đến tiệm cũng theo dõi tin tức trên truyền hình nhưng theo quan sát của tôi, họ không sợ hãi hay bận tâm gì cả.

Chỗ làm của tôi cách nơi xảy ra vụ việc khoảng 15 phút đi xe nên tôi thấy đường phố xung quanh vẫn bình thường.

http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20141216/toi-khong-thay-hoang-so-lam/685635.html

Theo Quỳnh Trung/Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm