Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thủ quân U19 Việt Nam: Nhờ ai mà nên Công nên Phượng?

Để có những bước thành công ban đầu, Nguyễn Công Phượng hẳn phải gửi nghìn lời cám ơn tới HLV Guillaume Graechen, người mà cậu vẫn gọi thân mật là “Thầy Giôm".

HLV Graechen là người hiểu Công Phượng hơn cả phụ huynh của tiền đạo này. Ở Học viện HA.GL - Arsenal JMG, Công Phượng được coi là một cầu thủ có cá tính đặc biệt, chỉ thích nói chuyện bằng… đôi chân với trái bóng. Thế nên, ít khi người ta thấy Công Phượng tụm ba tụm bảy để tán dóc.

HLV Guillaume Graechen vừa là người thầy vừa là người cha thứ 2 của Công Phượng.
HLV Guillaume Graechen vừa là người thầy vừa là người cha thứ 2 của Công Phượng.

Cho đến bây giờ Công Phượng đã đổi thay khá nhiều. Anh sống cởi mở hơn, thân thiện hơn. Và người uốn nắn được cậu bé cá tính ngày nào thay đổi, không ai khác chính là HLV Graechen. 

Nó bắt đầu bằng câu chuyện chiếc băng đội trưởng của Công Phượng ở đội tuyển U19 Việt Nam hiện tại. Trước đây, tấm băng đội trưởng được giao cho Lương Xuân Trường rồi sau đó là Nguyễn Tuấn Anh. Sự thật, bộ đôi tiền vệ này đã hoàn thành nhiệm vụ khá tốt với vai trò đội trưởng.

Tuy nhiên, HLV Graechen còn muốn vị trí thủ quân phát huy vai trò thay đổi tính cách của một cầu thủ chứ không chỉ là để đánh dấu nhiệm vụ đầu tàu của toàn đội. Mục đích mà ông muốn nhắm tới chính là tiền đạo Công Phượng.

Thực tế, Công Phượng được chỉ định đeo chiếc băng thủ quân thay cho Tuấn Anh trong chuyến tập huấn tại Nhật Bản. Đây là điều không quá bất ngờ, nếu nhìn từ góc độ cách ứng xử, hay cách dùng người của HLV người Pháp. 

Trong vai trò mới, số 10 của U19 Việt Nam đã đổi thay mạnh mẽ. Đổi thay từ cách ứng xử trên sân, đặc biệt là cái cách Phượng chiến đấu và vắt đến giọt mồ hôi cuối cùng để kích thích tinh thần chiến đấu của toàn đội. 

HLV Graechen đã nói về cậu học trò của mình: “Trong một chiều sung sức, cậu ta có thể làm được mọi thứ dù đối thủ có là ai đi chăng nữa”. Nếu nhìn lại khoảnh khắc bừng sáng ở giải U19 Đông Nam Á 2014 - Cúp NutiFood, khi Công Phượng thực hiện cú solo qua 6 cầu thủ U19 Australia và ghi bàn thì nhà cầm quân người Pháp không hề tâng bốc cậu học trò của mình chút nào.

Nhưng không phải lúc nào, Công Phượng cũng giải phóng được năng lượng. Vì thế, HLV Graechen cần có những biện pháp tâm lí để học trò của mình có thể duy trì được trạng thái hưng phấn. 

Trong cách chơi của U19 Việt Nam, Công Phượng được bố trí chơi hộ công. Anh có thể chơi tự do và làm những điều mình muốn. Do vậy, nhiều lúc người ta thấy Công Phượng trở nên tham lam khi có bóng. Nhưng chính cái sự tham lam ấy lại giúp cho anh phát huy được những tố chất thiên bẩm của mình.

HLV Graechen biết và hiểu điều đó, nhưng rất ít khi ông nhắc Công Phượng ngay cả khi nghe các cầu thủ khác phàn nàn về tính ham rê dắt của học trò cưng. Bởi ông luôn tin chắc rằng, “sự tham lam” đồng nghĩa với những cơ hội mà Công Phượng sẽ chuyển hóa thành những bàn thắng tuyệt vời một khi anh giải phóng được nguồn năng lượng của mình. 

Cảm ơn thầy Giôm!

“Phượng kể về thầy Giôm nhiều lắm. Nhiều cầu thủ cũng nói rằng, ông ấy ngoài là một người thầy còn là người cha, nên rất hiểu tâm lý các con. Để có được như ngày hôm nay, thay mặt cho Công Phượng, tôi xin được cảm ơn thầy Giôm, người đã dìu dắt Phượng trong suốt 7 năm qua”, Bà Nguyễn Thị Hoa (mẹ Công Phượng) nói về HLV Guillaume Graechen.

Công Phượng và buổi chiều định mệnh đến với HAGL JMG

Con đường đến với học viện HA.GL JMG của Phượng kể ra là cả một câu chuyện dài, đầy nước mắt. Thậm chí, người hùng của U19 VN còn suýt no đòn vì dán mắt xem tin tuyển dụng trên TV.

http://bongdaplus.vn/tin-bai/65/102062/u19-viet-nam-nho-ai-ma-nen-cong-nen-phuong.bdplus

Theo Đam San/Bongdaplus

Bạn có thể quan tâm