Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Thu hồi đất khó đòi hỏi mọi thứ công bằng'

Tại hội nghị lấy ý kiến của các doanh nghiệp về dự thảo luật đất đai sửa đổi sáng nay, nhiều ý kiến cho rằng, cần có cơ chế giá rõ ràng hơn đối với việc định giá đất khi đền bù.

'Thu hồi đất khó đòi hỏi mọi thứ công bằng'

Tại hội nghị lấy ý kiến của các doanh nghiệp về dự thảo luật đất đai sửa đổi sáng nay, nhiều ý kiến cho rằng, cần có cơ chế giá rõ ràng hơn đối với việc định giá đất khi đền bù.

Ông Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường góp ý: “Giá đất của Nhà nước không thể áp dụng vào trường hợp gây thiệt hại cho người sử dụng đất, không thể áp dụng giá đất cho mọi trường hợp vì dễ dẫn tới các hành vi tham nhũng”. Riêng với doanh nghiệp, ông Võ đưa lời khuyên, để giải quyết các vấn đề về đất đai nên đến cơ quan hành chính để “xin xỏ” hay chủ động trên thị trường.

Tại hội nghị, nói về cơ chế thu hồi đất cũng như ý kiến cho rằng cần áp dụng cơ chế thu hồi đất cho mọi trường hợp, không nên có thỏa thuận để công bằng, ông Đặng Hùng Võ nêu quan điểm, đừng bao giờ đòi công bằng với mọi đối tượng vì dự án là khác nhau. “Cần lưu ý là chuyện khiếu nại đất đai của người dân rất lớn và đều có điển hình là do tiền bồi thường ít song nhà đầu tư khi làm dự án lại bán với giá cao. Thực tế, với những mục đích như làm trường học, bệnh viện, đường sá… người dân đều không có phản ứng nhiều. Do đó, khi làm chính sách nên xem xét, không nên đòi hỏi tất cả mọi thứ đều công bằng”, ông Võ nêu ý kiến.

Các dự án khác nhau sẽ có mức đền bù khác nhau

Còn theo ông Vũ Xuân Tiền - Ủy viên Ban chấp hành Hội Luật gia Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty tư vấn VFAM Việt Nam, có 6 nút thắt trong dự thảo luật, mà nếu không giải quyết thì việc sửa đổi luật cũng không có tác dụng gì. Ông Tiền cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu một số ý kiến đã nêu mà ban soạn thảo chưa tiếp thu. “Có quá nhiều kẽ hở trong cho thuê, thu hồi đất, cộng thêm tham nhũng là nguyên nhân chính của tình trạng người dân tố cáo, khiếu nại kéo dài. Việc xác định giá đất hiện nay cũng thiếu minh bạch, mâu thuẫn”, ông Tiền chia sẻ.

Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN Phạm Sỹ Liêm cho rằng, dự thảo sửa đổi luật đất đai đã “cố gắng quy định quá nhiều quyền hạn quản lý cho Bộ Tài nguyên và Môi trường”. Cũng theo đánh giá của ông Liêm, mối quan hệ giữa đất đai với đô thị hóa, phát triển và quản lý đô thị được đánh giá chưa đồng bộ, và đúc kết: “So với Luật đất đai 2003, dự thảo này không có đột phá nào trong khi vẫn giữ nguyên hạn chế”.

Ông nói, bất cập là đất đai đang bị xem vừa là tài nguyên vừa là tài sản. “Trước kia, cơ chế bao cấp chỉ biết đất đai là tài nguyên, nhưng sang cơ chế thị trường thì lại chỉ biết đất đai là tài sản”, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN cho biết. Cũng theo quan điểm của ông, dự thảo có khiếm khuyết là không đề cập tới mảng đất đô thị.

“Mức giá đền bù cũng phải đáp ứng sự công bằng. Chẳng hạn, tôi lĩnh được đền bù, ít nhất cũng phải tái tạo được tài sản tại một địa điểm tương tự. Nếu không có điều này thì không công bằng” , ông kiến nghị. Ngoài ra, theo Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm, luật xây dựng cũng cần phân biệt thị trường sơ cấp và thứ cấp. Vì 2 thị trường này khác nhau, nên giá khác nhau, nhưng Việt Nam thường quy định thị trường sau lấy giá thị trường trước để bồi thường khiến cho giá năm sau luôn cao hơn năm trước.

Tán thành với ý kiến của ông Phạm Sỹ Liêm, ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam cho rằng, ban soạn thảo chưa đưa ra được tính giải pháp mang tính thực sự thay đổi. Ông Tuấn bình luận, quy định giá đất “phù hợp với thị trường” trong dự thảo mới chưa đầy đủ như Luật đất đai 2003. Theo ông, tại thời điểm, địa điểm khác nhau cũng không có giá chung. Giá là một biến số thay đổi, do đó, khái niệm “sát với giá thị trường” sẽ là thông số rõ cả về định tính và định lượng. Còn ngược lại, quan điểm “phù hợp với giá thị trường” như dự thảo mới sửa đổi là bất cập, sẽ có nhiều quan điểm khác nhau vì mỗi người một tiêu chí, quan điểm khác nhau.

Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam cũng chia sẻ, đã đến lúc cần làm cho người dân hiểu rõ việc nhà đầu tư bỏ tiền vào đất và phát triển cơ sở hạ tầng, đem lại giá mới. “Đừng để cho người sử dụng đất hiểu rằng, trước được đền bù 3 triệu đồng, nay giá lên cao tới 15 triệu lại đòi hỏi đền bù như vậy, vì còn nhiều yếu tố khác tác động như lãi vay ngân hàng, thị trường biến động…”, ông đúc kết.

hoàng anh

Theo Infonet

hoàng anh

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm