Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thủ đoạn thao túng thị trường chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết

Cơ quan điều tra xác định hành vi của ông Quyết và các bị can gây thiệt hại cho nhà đầu tư mua hơn 60 triệu cổ phiếu FLC trên sàn chứng khoán ngày 10/1.

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa thông báo tìm bị hại trong vụ án thao túng thị trường chứng khoán liên quan ông Trịnh Văn Quyết (nguyên Chủ tịch Tập đoàn FLC) và các bị can khác.

Để phục vụ yêu cầu điều tra, nhà chức trách đề nghị nhà đầu tư là những người mua cổ phiếu của FLC từ ngày 1/12/2021 đến ngày 10/1 liên hệ với Phòng 4 thuộc Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) trước ngày 15/6 để cung cấp thông tin.

Đến nay, cơ quan điều tra xác định nguyên Chủ tịch Tập đoàn FLC đã có hành vi chỉ đạo các cá nhân có quan hệ gia đình hoặc thân thiết, sử dụng nhiều tài khoản để mua bán cổ phiếu.

Trong số số những người giúp sức có bà Hương Trần Kiều Dung (Phó chủ tịch Thường trực HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần chứng khoán BOS), bà Nguyễn Quỳnh Anh (Tổng giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán BOS) và 2 em gái ông Quyết là Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga.

Co phieu FLC anh 1

Hai bị can Trịnh Văn Quyết và Hương Trần Kiều Dung.

Theo cáo buộc, ông Quyết và các bị can đã thực hiện hành vi thao túng thị trường. Mục đích là đẩy giá chứng khoán FLC từ 14.650 đồng/cổ phiếu ngày 1/12/2021 lên giá "trần" cao nhất 24.050 đồng/cổ phiếu (trung bình là 22.586 đồng/cổ phiếu, tăng 64%).

Sau đó, ông Quyết tiếp tục chỉ đạo các bị can và một số người khác đặt lệnh bán 175 triệu cổ phiếu FLC và đã khớp lệnh bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC với giá 22.586 đồng/cổ phiếu nhưng không công bố thông tin trước khi giao dịch chứng khoán, với số tiền 1.689 tỷ đồng, thu lợi bất chính số tiền khoảng 530 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra cho rằng việc làm của ông Trịnh Văn Quyết và các bị can gây thiệt hại cho những nhà đầu tư mua hơn 60 triệu cổ phiếu FLC trên sàn chứng khoán vào ngày 10/1.

Hôm 29/3, cơ quan điều tra khởi tố ông Trịnh Văn Quyết về tội Thao túng thị trường chứng khoán. Sau đó, cơ quan chức năng tiếp tục khởi tố bà Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga và 2 lãnh đạo FLC là Hương Trần Kiều Dung và Nguyễn Quỳnh Anh để làm rõ vai trò đồng phạm giúp sức cho ông Quyết.

Quá trình điều tra, ngày 8/4, Bộ Công an đề nghị 8 ngân hàng cung cấp hồ sơ mở tài khoản, sao kê và sổ phụ tài khoản, chứng từ giao dịch liên quan ông Quyết và 2 em gái. Các ngân hàng này gồm: Vietcombank, Techcombank, Sacombank, VPBank, BIDV, VIB, SHB và NCB.

Tiếp đó, ngày 14/4, cơ quan chức năng đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát, cung cấp thông tin, tài liệu về tài sản (bất động sản, cổ phần/góp vốn, cổ phiếu) đứng tên 4 cá nhân. Họ gồm Trịnh Văn Quyết, vợ ông Quyết là bà Lê Thị Ngọc Diệp, bà Trịnh Thị Thúy Nga và Trịnh Thị Minh Huế.

Công an khám xét Công ty Chứng khoán Trí Việt Lực lượng chức năng làm việc trong nhiều giờ tại trụ sở Chứng khoán Trí Việt sau khi Bộ Công an khởi tố tổng giám đốc doanh nghiệp này và 3 bị can có hành vi thao túng chứng khoán.

Chủ tịch Louis Holdings Đỗ Thành Nhân từng nói gì trước khi bị bắt?

Trước khi Bộ Công an có những quyết định tố tụng, lãnh đạo Louis Holdings nhiều lần nói không có chủ trương tác động lên giá cổ phiếu.

Nữ sinh tử vong ở TP.HCM vừa mua iPhone 13 được 3 ngày

“V. dành dụm tiền mua chiếc iPhone 13 được 3 ngày. Chắc do tiếc điện thoại nên con bé mới đuổi theo đám cướp dẫn đến tai nạn”, dì của nữ sinh chia sẻ.

Hoàng Lam

Bạn có thể quan tâm