Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng hai, hoạt động thương mại dịch vụ không sôi động như những tháng trước do là đây là thời điểm sau Tết Nguyên đán đồng thời chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 2 giảm 7,9% so với tháng trước và tăng 6% so với cùng kỳ 2018. Tính chung 2 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, đây là mức tăng thấp nhất từ năm 2014.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 2 tháng đầu năm chỉ tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước trong khi mức tăng của năm 2019 là 10,8%. Theo lý giải của Tổng cục Thống kê, ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên người dân hạn chế đi lại và ăn uống ngoài gia đình.
Vốn có thói quen ăn cơm tiệm từ khi lên TP.HCM học đại học và hiếm khi nào xắn tay vào bếp nhưng mấy tuần nay, Minh Tú (24 tuổi) quen dần với việc đi siêu thị mua sắm thực phẩm, tự nấu ăn sau giờ làm thay vì đến những quán quen như trước.
"Đang có dịch nên mình muốn hạn chế đến nơi đông người. Phần nữa là nấu ăn ở nhà bây giờ làm mình thấy sạch sẽ, an tâm hơn so với khi ăn ở những quán bên ngoài", cô nhân viên văn phòng nói.
Mất thêm thời gian cho việc đi siêu thị, nấu ăn, rửa bát mỗi ngày, nhưng Tú tiết kiệm một khoản đáng kể từ việc tự nấu ăn so với ăn uống bên ngoài như trước đây. "Số tiền chi cho một bữa tối hoành tráng cùng bạn bè đủ để mình mua sắm thức ăn vài ngày", Tú cho hay.
Một nhà hàng ở TP.HCM vắng vẻ. Ảnh: Quỳnh Danh. |
Chị Trà My (35 tuổi, TP.HCM) cho biết trước đây gia đình mình ăn tối bên ngoài vài lần mỗi tuần nhưng từ khi có dịch, chị và chồng cùng con nhỏ đều ăn ở nhà. Ngoài lý do ngại ra ngoài ăn uống, do con nghỉ học ở nhà nên hai vợ chồng chị đều về nhà ngay khi tan làm thay vì đón con sau giờ học rồi đưa con đến nhà hàng ăn.
"Chồng tôi cũng không còn đi nhậu với bạn bè vào cuối tuần như trước nữa. Vừa có luật xử phạt nồng độ cồn nếu lái xe, vừa có dịch nên chồng tôi cả tháng nay không đến quán nhậu nữa", chị My chia sẻ.
Không riêng hoạt động ăn uống, lưu trú, doanh thu bán lẻ hàng hóa 2 tháng đầu năm trên cả nước cũng có mức tăng thấp, đạt 9,8%, sụt giảm so với con số 13,3% của cùng kỳ 2019. Nguyên nhân là ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến người tiêu dùng hạn chế đến nơi công cộng mua sắm.
Hơn một tháng nay, Thu Hằng (25 tuổi) không còn lui tới các trung tâm thương mại tại quận 1, TP.HCM để tham quan, mua sắm mỗi cuối tuần như trước. "Trung tâm thương mại vắng hơn, không phải xếp hàng nhưng vừa mang khẩu trang vừa lựa đồ làm mình thấy không thoải mái", Hằng chia sẻ.
Bên cạnh việc hạn chế đến những nơi mua sắm công cộng, cô cũng đang tạm hoãn kế hoạch đi du lịch Thái Lan vào tháng 5 cùng nhóm bạn thân khi thấy dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.
"Trong cái rủi lại có cái may. Không đi mua sắm và du lịch như trước nhưng nên thành ra mình lại để dành được một khoản. Mình đang định gửi tiết kiệm hoặc tập tành đầu tư số tiền này", cô cho hay.
Gửi tiết kiệm 10 triệu, trúng vàng nguyên ký
Khách hàng sẽ có cơ hội trúng ngay 1 kg vàng khi gửi tiết kiệm từ 10 triệu đồng kỳ hạn một tháng trở lên tại HDBank. Ngoài ra còn có các giải thưởng hấp dẫn khác như: Sổ tiết kiệm 100 triệu đồng, sổ tiết kiệm 50 triệu đồng và thẻ ATM 5 triệu đồng; Thẻ tiết kiệm trị giá 5 triệu đồng; thẻ HDCard trị giá 3 triệu đồng và các bộ quà tặng tiện ích như bộ hộp quà thủy tinh, ấm đun nước và bộ nồi Happy Cook; bộ túi du lịch gấp gọn, balo và vali Elite.
Những món quà tặng tiện ích trên sẽ được HDBank tặng ngay cho khách hàng tham gia qua hình thức thẻ cào trúng thưởng. Chương trình diễn ra từ nay đến 27/3. Để biết thêm thông tin chi tiết, độc giả xem chi tiết tại đây.