Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thời hiện đại đặt ra yêu cầu mới với lưu giữ ấn phẩm điện tử

Tờ Yomiuri Shimbun (Nhật Bản) đã có một bài bình luận về cách điều chỉnh hệ thống lưu giữ các ấn phẩm điện tử trong kỷ nguyên số.

Sach dien tu anh 1

Sách điện tử là tài sản quý giá với hoạt động trí tuệ. Ảnh: Thanh Trần.

Theo tờ báo này, các ấn phẩm điện tử như sách điện tử và tạp chí điện tử là tài sản quý giá đối với các hoạt động trí tuệ của công chúng. Hiện tại, theo hệ thống lưu trữ hợp pháp của chính phủ Nhật Bản, Thư viện Quốc hội quốc gia Nhật Bản có nhiệm vụ thu thập và lưu trữ tất cả sách và tạp chí xuất bản tại Nhật Bản. Các công ty xuất bản có nghĩa vụ phải gửi các ấn phẩm của họ tới thư viện.

Vào năm 2013, sách điện tử miễn phí và các ấn phẩm khác đã được bổ sung vào hệ thống lưu trữ và bắt đầu từ ngày 1/1 năm nay, bản sửa đổi của đạo luật này yêu cầu các nhà xuất bản nộp cho thư viện những ấn phẩm điện tử mà họ bán cho công chúng.

Theo Viện Nghiên cứu Xuất bản Nhật Bản, doanh số bán ấn phẩm điện tử tại nước này vào năm 2021 ước tính đạt 466,2 tỷ yên, tăng 18,6% so với năm trước đó. Con số này chiếm gần 30% tổng thị trường xuất bản, bao gồm cả các ấn phẩm trên giấy.

Cũng ngày càng có nhiều sách và tạp chí chỉ được bán ở định dạng điện tử. Tuy nhiên, những ấn phẩm như vậy có thể không còn truy cập được nếu các nền tảng bán điện tử ngừng bán chúng hoặc xảy ra lỗi hệ thống.

Nhu cầu lưu trữ ấn bản số

Hạn chế nguy cơ xuất bản phẩm điện tử bị phân tán và thất lạc cũng như bảo quản chúng đúng cách là một thách thức mới nảy sinh cùng với tiến trình số hóa.

Thư viện Quốc hội Nhật Bản có trách nhiệm lưu giữ các ấn phẩm họ nhận được như tài sản chung của nhân dân và chuyển chúng cho các thế hệ trẻ và cho phép người dùng xem chúng. Thư viện này cũng được kỳ vọng sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc thu thập các ấn phẩm điện tử và duy trì dữ liệu thư mục.

Một số người trong ngành xuất bản đã bày tỏ lo ngại rằng nếu các ấn phẩm điện tử được nộp cho thư viện, nội dung của chúng có thể bị rò rỉ ra bên ngoài qua Internet và có thể nảy sinh tình huống vi phạm bản quyền.

Khi vận hành hệ thống mới, Thư viện Quốc hội đã hạn chế quyền truy cập vào các ấn phẩm điện tử đối với các thiết bị đầu cuối được thiết lập trong thư viện và cũng hạn chế nhiều người không thể truy cập một tác phẩm cùng một lúc. Các ấn phẩm có sẵn trên trang web của thư viện được cho là chỉ giới hạn ở những ấn phẩm mà chủ sở hữu bản quyền cho phép công khai.

Theo Yomiuri Shimbun, hệ thống lưu trữ hợp pháp của chính phủ Nhật Bản không thể duy trì được nếu không có sự tin tưởng giữa thư viện và nhà xuất bản. Cả hai bên phải tiếp tục thảo luận để phát triển cho hệ thống tốt hơn nữa. Điều quan trọng nữa là phải có sự tương thích giữa hệ thống lưu trữ tại Thư viện Quốc hội và hệ thống lưu trữ ấn phẩm điện tử của các nhà xuất bản.

Cho tới nay, Thư viện Quốc hội Nhật Bản vẫn đang thu thập thông tin trên web về các tài liệu trực tuyến của các tổ chức công cộng. Họ cũng đang kêu gọi sự hợp tác từ các trường đại học tư nhân, các đảng phái chính trị và các tổ chức khác để thu thập những văn bản đó.

Tài liệu trên trang web của các công ty tư nhân và trên các trang web đăng tiểu thuyết và các tác phẩm khác cũng có thể phải tuân thủ hệ thống lưu trữ hợp pháp. Bởi lẽ chúng cũng cần được bảo quản vì giá trị của chúng trong việc phản ánh thời đại. Các cơ quan chức năng cần tiếp tục cân nhắc về những nội dung cần lưu trữ giữa số lượng thông tin trực tuyến phong phú lớn như hiện tại.

555 triệu lượt mượn sách từ thư viện kỹ thuật số OverDrive

OverDrive là nhà phân phối kỹ thuật số của sách điện tử, sách nói, tạp chí trực tuyến hàng đầu thế giới. Báo cáo mới nhất của OverDrive mang lại nhiều thông tin tích cực.

Năm thiết bị đọc sách điện tử được ưa thích

Năm 2022 chứng kiến sự ra đời của thiết bị đọc sách điện tử hơn hẳn các năm trước đây. Điều này mang lại lợi ích cho trải nghiệm của độc giả.

Minh Hoa

Bạn có thể quan tâm