Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Thời điểm triển khai 4G ở Việt Nam đã chín muồi'

Ông Mai Liêm Trực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện cho rằng thời điểm này đã chín muồi để Việt Nam triển khai dịch vụ 4G và có thể làm luôn từ năm 2016 thay vì để 2017.

Trả lời trên VTV về cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện nay, ông Mai Liêm Trực cho rằng, điều kiện hiện nay của Việt Nam đã chín muồi để đưa chuẩn công nghệ mới vào. Theo ông, từ nhiều năm nay, một số doanh nghiệp viễn thông của chúng ta đã thử nghiệm 3G, 4G ở Việt Nam và đã rút được những kinh nghiệm cần thiết về mặt công nghệ, cũng như là chuẩn bị đội ngũ cán bộ để chuẩn bị triển khai 4G. 

"Về cơ bản, những cơ sở  hạ tầng triển khai 3G đều có thể tiếp tục sử dụng cho 4G như nhà trạm, nguồn điện, cột ăngten, máy đo và một số thiết bị khác. Nên việc triển khai 4G ở Việt Nam lúc này là thuận lợi", ông nói. 

'Thời điểm triển khai 4G tại Việt Nam đã chín muồi' Ông Mai Liêm Trực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện cho rằng 4G ở Việt Nam có thể triển ngay ngay trong năm 2016 thay vì đợi đến 2017.

Mặt khác, theo nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chuẩn bị băng tần số cần thiết để cung cấp cho nhà mạng nhằm triển khai 4G. Vì vậy, nếu cuối năm nay hoặc đầu năm sau, bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép 4G cho các doanh nghiệp thì ông tin rằng đến giữa sang năm, hoặc cuối năm sau, thị trường viễn thông Việt Nam đã có 4G mà không nhất thiết phải đợi đến năm 2017.

Ông Mai Liêm Trực cũng cho biết, theo thống kê, khoảng 5% số thiết bị di động của Việt Nam là có tích hợp 4G. Vì vậy, khi triển khai 4G thì những người này sẽ được sử dụng ngay dịch vụ này.

"Điểm lợi nhất mà họ được hưởng là tốc độ tăng rất nhanh, không như 3G, trong khi giá cước không cao hơn nếu tính trên đơn vị dung lượng dữ liệu. Mặt khác, những người chưa có smartphone có tịch hợp 4G thìgiá các thiết bị này sẽ rẻ hơn nhiều so với những năm trước và dần dần trở nên bình dân hóa. Vì vậy, họ vẫn có thể sử dụng 4G trước mắt hoặc những năm tiếp theo", ông bày tỏ.

Ông cho rằng, các nhà mạng cũng sẽ được hưởng lợi vì giá các thiết bị 4G rẻ xuống nhanh, nên tỷ suất đầu tư trên một dung lượng dữ liệu cũng giảm xuống, dẫn tới khả năng hoàn vốn tốt hơn. Mặt khác, họ cũng rút được kinh nghiệm nhất định trong quá trình khai thác 3G để áp dụng vào 4G.

Về mặt kinh tế xã hội, khi di động băng rộng tăng nhanh thì GDP cũng tăng lên. Bởi đối với các nhà kinh tế, các doanh nghiệp, sử dụng 3G chậm như hiện nay sẽ rất tốn thời gian, chậm triển khai được công việc. Điều này dẫn tới hiệu quả sử dụng lao động sẽ giảm.

Trong khi đó, nếu băng rộng di động tăng sẽ tạo điều kiện ứng dụng nhiều dịch vụ di động mới, trên xa lộ thông tin của 4G, như dạy học từ xa, chữa bệnh từ xa, hệ thống camera giám sát giao thông cũng như các trường hợp khẩn cấp. 

4G là công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ 4, cho phép truyền tài dữ liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng lên tới 1-1,5Gbps, tức là gấp hơn 40 lần tốc độ băng thông cao nhất của dịch vụ 3G. 

Chính vì băng thông rộng, công nghệ 4G có khả năng truyền tải dữ liệu âm thanh tốc độ cao, hình ảnh sắc nét theo chuẩn HD, phát sóng trực tuyến. Không chỉ có nhiều ưu điểm nổi trội, mà chi phí trên mỗi dung lượng sử dụng của 4G thậm chí còn thấp hơn 3G. Điều này sẽ giúp người tiêu dùng có được dịch vụ tốt nhất với mức giá hợp lý. 

Hiện trên thế giới đã có hơn 400 mạng 4G, ở 143 quốc gia, đang phục vụ cho khoảng 750 triệu thuê bao và dự báo sẽ vượt 1 tỷ thuê bao vào cuối năm 2015.

Ông Lê Nam Thắng: 'Nên phát triển 4G vào năm 2016'

Trao đổi với Zing.vn trước buổi toạ đàm "Việt Nam tiến lên 4G như thế nào", nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết, 4G cần phát triển đồng bộ với các ứng dụng trên đó.

T.A (ghi)

Bạn có thể quan tâm