Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thổ Nhĩ Kỳ - Syria bên bờ vực chiến tranh?

Vụ pháo kích dẫn đến quyết định thông qua chiến dịch can thiệp quân sự Syria của Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, với sự hậu thuẫn của NATO, có thể châm ngòi cho một xung đột lan rộng khắp khu vực.

Thổ Nhĩ Kỳ - Syria bên bờ vực chiến tranh?

Vụ pháo kích dẫn đến quyết định thông qua chiến dịch can thiệp quân sự Syria của Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, với sự hậu thuẫn của NATO, có thể châm ngòi cho một xung đột lan rộng khắp khu vực.

Khói bốc lên sau khi một thị trấn nhỏ miền Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ bị pháo kích từ phía Syria.

Với tư cách là thành viên của Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO), Thổ Nhĩ Kỳ vừa bấm các nút báo động đỏ, đẩy Syria vào tình huống đối đầu gay gắt hơn với phương Tây. Sau một cuộc họp khẩn vào tối cùng ngày, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon, Đại sứ Liên Hiệp Quốc tại Syria, Lakhdar Brahimi và Tổng thư ký NATO, Anders Fogh Rasmussen lên án Chính phủ Syria về vụ pháo kích.

Không chỉ vậy, trong cuộc họp khẩn để thảo luận về khả năng triển khai các hoạt động quân sự bên trong Syria “khi cần thiết”, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ cũng thông qua một nghị quyết cho phép “Chính phủ gửi quân tới các quốc gia khác trong thời hạn một năm”. Đây được xem là động thái mở đường cho sự can thiệp quân sự ở Syria.

Chưa hết, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, Ahmet Davutoglu còn nỗ lực kích hoạt một chuỗi các sự kiện. Trong cuộc họp khẩn cấp ngay trong đêm 3/10, NATO đi đến kết luận, “các hành vi hung hăng” của Syria gần đây “vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế và rõ ràng đặt ra mối đe dọa đối với an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ". Còn vụ pháo kích hôm qua “đặt ra mối quan ngại lớn nhất đối với tất cả các quốc gia thành viên NATO”. Rõ ràng, Syria hay chính xác là chế độ Tổng thống Assad đã bị kết tội nhanh chóng mà hoàn toàn không cần xác minh lại vụ tai nạn.

Tuy nhiên, phản ứng của Washington thậm chí còn gay gắt hơn với luận điệu kêu gọi “thay đổi chế độ’ ở Syria. Thư ký báo chí của Lầu Năm góc George Little tỏ ra vô cùng phẫn nộ và gọi vụ pháo kích vào Thổ Nhĩ Kỳ làm “hành vi đồi trụy” và đây là “một trong những lý do tại sao chính phủ Syria phải bị lật đổ”. Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhấn mạnh “bà hết sức giận dữ” về vụ pháo kích đồng thời, thay mặt Chính phủ Mỹ cam kết ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ hết mình tại NATO cũng như Liên Hiệp Quốc.

Đến đây, viễn cảnh về một cuộc chiến tranh chống lại Syria do Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu hiện lên. Tuy nhiên, trái ngược với NATO và giới chức Mỹ, có vẻ như đã nhìn ngay ra ý đồ ẩn đằng sau những phản ứng gay gắt về vụ pháo kích, Nga cảnh báo phương Tây không lợi dụng vụ việc làm cái cớ tấn công Syria. Thứ trưởng Ngoại giao Nga nhấn mạnh: “Chúng tôi đang kêu gọi các đối tác của chúng tôi ở NATO và trong khu vực không kiếm cớ để can thiệp quân sự hoặc thiết lập cái gọi là vùng đệm hay hành lang nhân đạo”.

Nga cảnh báo phương Tây, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ không kiếm cớ tấn công Syria.

Trong khi đó, hãng tin RIA Novosti hôm qua dẫn lời Ngoại trưởng Nga, Sergey Lavrov nhấn mạnh, vụ pháo kích xuất phát từ lãnh thổ Syria làm 5 công dân Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng chỉ là một tai nạn và sẽ không bao giờ lặp lại, đồng thời kêu gọi các bên kìm chế: “Chúng tôi đã trao đổi với giới chức Syria thông qua Đại sứ của chúng tôi ở Syria và được bảo đảm rằng, những gì xảy ra ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là tai nạn đáng tiếc và chuyện tương tự như vậy sẽ không xảy ra một lần nữa”. Tuy nhiên, ông Lavrov cũng tuyên bố, tốt hơn hết là để Chính phủ Syria tự khẳng định điều đó một cách chính thức.

Ngoài ra, nhiều chuyên gia phân tích chính trị cũng chia sẻ quan điểm rằng, bất chấp căng thẳng với Syria leo thang, phía Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa thực sự sẵn sàng cho một cuộc chiến quy mô đầy đủ chống lại chính quyền Assad.

Theo ông Ibrahim Kalin, một cố vấn cấp cao Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, Ankara không muốn theo đuổi một cuộc chiến với Syria nhưng “có khả năng hành động để bảo vệ biên giới và sẽ trả đũa trong trường hợp cần thiết”.

Ngoài ra, chia sẻ lập trường cá nhân, ông Kalin nhấn mạnh, “các sáng kiến ngoại giao, chính trị sẽ tiếp tục được xem xét”. Điều này dường như xuất phát từ thực tế, người dân Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn không ủng hộ một chiến tranh với Syria. Hôm qua, ngay khi nghị quyết mở đường cho kịch bản can thiệp quân sự vào Syria được thông qua, một nhóm người tập trung trước trụ sở Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ biểu tình phản đối chiến tranh. Những người biểu tình hô vang khẩu hiệu: “Chúng tôi không muốn chiến tranh. Người Syria là anh em của chúng tôi”.

Phương Đăng

Theo Infonet

Phương Đăng

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm