Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thịt heo không thuộc diện bình ổn giá

Sau nhiều lần được đại biểu đề xuất, thịt heo đã không còn là diện hàng nằm trong mục bình ổn giá. Nếu không có gì thay đổi, quyết định này sẽ được thông qua vào ngày 19/6.

ĐBQH cho rằng thịt heo đã không còn là lựa chọn thứ yếu của người Việt. Ảnh: Phương Lâm.

Chính phủ đã thống nhất không đưa thịt heo vào danh mục hàng hóa dịch vụ bình ổn giá tại dự thảo Luật Giá (sửa đổi).

Quyết định này được Chính phủ đưa ra tại báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 17/6, sau khi tiếp thu ý kiến thảo luận của đại biểu, các cơ quan của Quốc hội.

Trước đó, tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội ngày 23/5, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, thịt heo, sữa cho người cao tuổi trong diện hàng bình ổn giá của Nhà nước là không phù hợp. Thay vào đó, danh mục hàng bình ổn giá nên là danh sách mở, không nên cố định trong luật và giao Bộ Tài chính quyết mặt hàng nào sẽ bình ổn.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh), so với các thực phẩm khác, thịt lợn không phải là mặt hàng thiết yếu nhất. Xu hướng tiêu dùng của người Việt đã có sự thay đổi đa dạng hơn với nhiều loại sản phẩm gồm thủy sản, trứng, thịt gia cầm và thịt bò.

Bên cạnh đó, vị này cho rằng rất khó để tính giá thành chăn nuôi lợn. Điều này xuất phát từ thực trạng chăn nuôi ở nước ta chủ yếu là quy mô nhỏ lẻ với hàng triệu hộ chăn nuôi, năng suất chăn nuôi còn thấp.

Ngoài ra, khoảng 80% thịt lợn được bán tại các chợ truyền thống. Do đó, việc áp dụng chính sách tính toán giá thành, hỗ trợ nguồn vốn dự phòng hay can thiệp vào giá là điều rất khó khăn.

"Không chỉ vậy, để thực hiện chính sách bình ổn giá đối với hàng hóa như thịt lợn thì cần nguồn kinh phí khá lớn, trong khi ngân sách đang rất khó khăn. Trên thế giới cũng chưa có quốc gia nào đưa thịt lợn vào mặt hàng bình ổn giá", bà Nguyễn Thị Kim Anh cho biết.

Tổng kết lại, danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá tại dự thảo Luật Giá (sửa đổi), gồm: Xăng, dầu thành phẩm; khí dầu mỏ hóa lỏng; sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi; thóc tẻ, gạo tẻ; phân đạm; phân DAP; phân NPK; thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản; vaccine phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; thuốc bảo vệ thực vật; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Chính phủ đã giao Bộ Tài chính - cơ quan soạn thảo phối hợp với các cơ quan của Quốc hội hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội. Dự kiến Quốc hội biểu quyết thông qua dự luật này vào ngày 19/6.

Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giảm kỷ lục

Nhập khẩu hàng hóa trong 5 tháng đầu năm ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong lịch sử với con số sụt giảm tới 28,2 tỷ USD so với cùng kỳ 2022.

Hà Nội tiêu hủy hơn 1.000 chiếc iphone, iPad nhập lậu

Lực lượng chức năng TP Hà Nội vừa tiêu hủy khoảng 1,5 tấn hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Trong đó, có hơn 1.000 chiếc điện thoại, máy tính bảng đã qua sử dụng

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Thanh Vũ

Bạn có thể quan tâm